5 phút soạn Văn 10 tập 2 kết nối tri thức trang 53
5 phút soạn Văn 10 tập 2 kết nối tri thức trang 53. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN: MỘT CHUYỆN ĐÙA NHO NHỎ
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH 1: Đôi khi hồi ức về một kỉ niệm nhỏ bé trong quá khứ lại khiến ta phải suy ngẫm nhiều về cuộc sống của mình trong hiện tại và tương lai. Hãy kể lại kỉ niệm ấy với bạn bè.
ĐỌC VĂN BẢN
CH 1: Lưu ý về ngôi kể. Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn "lúc đó" hay "bây giờ"?
CH 2: Vì sao Na-đi-a "không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy"?
SAU KHI ĐỌC
CH 1: Câu chuyện trong Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là nhân vật phụ chứng kiến, người được nghe kể lại hay nhân vật tham gia hành động chính?
CH 2: Dựa vào sự thay đổi thời gian, địa điểm, thành phần nhân vật trong mạch truyện kể, có thể xác định truyện ngắn gồm mấy phần? Tóm lược nội dung từng phần.
CH 3: Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu tiên, hãy đoán định tình cảm thực sự của nhân vật với Na-đi-a.
CH 4: Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói nào của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa? Vì sao có thể nói nhân vật “tôi” cũng chính là người mất mát sau “một chuyện đùa nho nhỏ” của mình?
CH 5: Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa thế nào với Na-đi-a? Vì sao bất chấp nỗi sợ, cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không”?
CH 6: Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên cho bạn những cảm nghĩ gì về các nhân vật và cuộc đời? Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn ứng xử ra sao?
CH 7: Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng thế nào? Hãy nêu nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn.
VIẾT KẾT NỐI
CH 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích hình ảnh “hàng rào” trong truyện ngắn Một truyện đùa nho nhỏ.
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH 1: Kỉ niệm tôi muốn chia sẻ đó là ngày tôi học lớp 1, bài tập khá nhiều, phải thức khuya để làm bài tập, mẹ thì nấu cho bát canh trứng. Mỗi lần nghĩ đến nó tôi cần phải cố gắng và làm việc thật tốt để xứng đáng với bát canh đêm đó.
ĐỌC VĂN BẢN
CH 1: - Ngội kể là ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi
- Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó”, tại thời điểm khi mà nhân vật “tôi” bắt đầu trò đùa của mình, nói “tôi yêu em” với Na-đi-a mỗi khi đi trượt tuyết.
CH 2: Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy” vì đó là lời của nhân vật “tôi”.
SAU KHI ĐỌC
CH 1: - Câu chuyện Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ nhất.
- Người kể chuyện trong truyện ngắn này là nhân vật tham gia hành động chính, là nhân vật “tôi” trong câu chuyện.
CH 2: Truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ gồm năm phần:
- Phần một: Từ đầu đến “... chăm chú nhìn chiếc găng tay của mình”: lần trượt tuyết thứ nhất giữa nhân vật "tôi" và Na-đi-a, khởi đầu của trò đùa câu nói “Na-đi-a, tôi yêu em!” của nhân vật “tôi”.
- Phần hai: Tiếp đến “... sợ hãi như những lần trước”: lần thứ hai trượt tuyết và sự thắc mắc, tò mò ai là người nói câu đó với Na-đi-a.
- Phần ba: Tiếp đến “... cốt sao say là được”: những lần trượt tuyết tiếp theo của hai nhân vật và sự say mê câu nói ngọt ngào ấy của Na-đi-a.
- Phần bốn: Tiếp theo đến “... trở vào nhà xếp đồ đạc”: lần trượt tuyết một mình của Na-đi-a và tâm trạng của hai nhân vật khi trò đùa kết thúc bởi câu nói “tôi yêu em” cuối cùng.
- Phần cuối: còn lại: tâm trạng của nhân vật “tôi” khi kể về cuộc sống hiện tại của Na-đi-a và của mình.
CH 3: Tìm cảm thật sự của nhân vật “tôi” với Na-đi-a có thể là thứ tình cảm thầm mến, yêu quý.
CH 4:
Những hành động, cử chỉ, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa:
Hành động thờ ơ đứng nhìn Na-đi-a tự leo lên những bậc thang và trượt tuyết một mình trong nỗi sợ hãi.
Những cử chỉ xa cách, đứng nhìn nàng từ xa và lời nói thì lãnh đạm, không còn sự nồng nhiệt, đắm say như xưa nữa.
Nhân vật “tôi” cũng chính là người mất mát sau “Một chuyện đùa nho nhỏ” của mình vì trò đùa của anh đã làm cho Na-đi-a dằn vặt, đau khổ một cách vô ý.
CH 5: Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa quan trọng với Na-đi-a.
- Bất chấp nỗi sợ, cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống "một mình" để "thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không" vì cô muốn xác nhận lời nói đó có phải là của nhân vật "tôi" hay không.
CH 6: - Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên cho tôi những suy nghĩ sâu sắc về các nhân vật và cuộc đời
- Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, tôi sẽ tiến đến và nói lời chia tay với Na-đi-a, thú nhận về tình cảm cũng như trò đùa với nàng, trải lòng để biểu đạt tâm trạng của mình.
CH 7: - Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng hoài niệm.
- Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn: tình cảm yêu mến và đồng cảm với sự day dứt của Na-đi-a, đồng thời phê phán trò đùa của nhân vật “tôi”.
VIẾT KẾT NỐI
CH 1: Hình ảnh “hàng rào” xuất hiện ở gần cuối tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ
Hàng rào được miêu tả là cao, có đỉnh nhọn
Hàng rào là nơi mà nhân vật “tôi” gửi lời yêu thương tới Na-đi-a, đồng thời tìm lại được sự giao cảm với khát vọng hạnh phúc của Na-đi-a.
Hình ảnh “hàng rào” biểu tượng cho những rào cản, ngăn cách tinh thần và hoàn cảnh của hai nhân vật
Hình ảnh “hàng rào” góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm: sự chân thành của tình yêu thương.
Thông qua hình ảnh này, nhà văn muốn gửi gắm chúng ta lời nhắn nhủ ý nghĩa về việc chân thành trong tình cảm.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 10 tập 2 kết nối tri thức, soạn Văn 10 tập 2 kết nối tri thức trang 53, soạn Văn 10 tập 2 KNTT trang 53
Bình luận