5 phút soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 11

5 phút soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 11. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: TRUYỆN VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO THẾ GIỚI

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH 1: Nêu tên một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật chính là một vị thần. Theo bạn, điều gì làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm đó?

ĐỌC VĂN BẢN

CH 1: Chú ý các chi tiết mở đầu câu chuyện

CH 2: Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời.

CH 3: Có những vị thần nào được liệt kê trong bài vè?

CH 4: Chú ý các chi tiết miêu tả và “tính khí” của thần Sét.

CH 5: Chú ý hình dạng và hoạt động của thần Gió.

CH 6: Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là gì? 

SAU KHI ĐỌC

CH 1: Xác định thời gian, không gian, nhân việt và sự kiện chính trong từng truyện kể.

CH 2: Hãy chỉ ra một số dấu hiệu giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên.

CH 3: Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng và tính khí ra sao? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở nào?

CH 4: Công việc của thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió là gì? Công việc đó được miêu tả như thế nào, nhằm mục đích gì?

CH 5: Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người xưa về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào các hình tượng đó?

CH 6: Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm truyện. Từ đó, nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên.

CH 7: Trong những điều làm nên vẻ đẹp “một đi không trở lại" của thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Theo bạn, niềm tin ấy có còn sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Vì sao?

KẾT NỐI ĐỌC VIẾT

CH 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH 1: Một truyện hoặc một bộ phim có nhân vật chính là một vị thần là bộ phim Cuộc chiến thành Troy. Theo em, điều làm nên sức hấp dẫn của bộ phim đó là nhân vật chính là các vị thần có năng lực siêu nhiên 

ĐỌC VĂN BẢN

CH 1: Chi tiết mở đầu câu chuyện: Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người

CH 2: Vóc dáng thần: to lớn, khổng lồ

Hành động của thần: đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để chống trời.

CH 3: Những vị thần được liệt kê trong bài vè là: thần đếm cát, thần tát biển, thần kể sao, thần đào sông, thần trồng cây, thần xây núi, thần trụ trời.

CH 4: Công việc của thần Sét: Chuyên việc thi hành pháp luật ở trần gian. 

“Tính khí” của thần Sét: nóng nảy, nhiều khi giết nhầm người, vật vô tội.

CH 5: Hình dạng: hình dạng kì quặc, thần không có đầu

Hoạt động: làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh của Ngọc Hoàng.

CH 6: Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió nhằm mục đích lí giải cho hiện tượng khi cây ngải gió cuốn bông, cuốn lá lại, người hạ giới lại biết đó là dấu hiệu của việc trời sắp nổi gió, nổi mưa.

SAU KHI ĐỌC

CH 1: 

Tên truyện

Thời gian

Không gian

Nhân vật

Sự kiện chính

Thần Trụ Trời

Khi chưa có vũ trụ

Trời và Đất

Thần Trụ Trời.

Thần Trụ Trời tách trời và đất.

Thần Sét

Không có thời gian cụ thể

Thiên đình và trần gian

Thần Sét, Ngọc Hoàng, ông Cường Bạo

Giới thiệu về thần Sét

Thần Gió

Không có thời gian cụ thể

Trên trời

Thần Gió, thần Mưa, thần Sét, Ngọc Hoàng, đứa con của thần Gió

Đứa con của thần Gió bị Ngọc Hoàng đẩy xuống trần.

CH 2: Thần thoại suy nguyên là thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài.

Dấu hiệu nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên:

  • Nhân vật chính là các vị thần

  • Thời gian phiếm chỉ và không gian vũ trụ

  • Qua câu chuyện kể về cuộc đời của các vị thần nhằm cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội.

CH 3: Trong cái nhìn của con người thời cổ đại:

- Thần Trụ Trời: thân thể to lớn, chân thần bước một bước là từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

- Thần Sét: mặt mũi nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội, luôn mang bên mình lưỡi búa đá.

- Thần Gió: hình dạng kì quặc, không có đầu. 

Sự tưởng tượng về các vị thần được hình thành dựa vào các đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên, xã hội mà con người cổ đại đã xây dựng nên các nhân vật thần trong những câu chuyện thần thoại.

CH 4: Thần Trụ Trời:

  • Công việc: Dùng đất, đá đắp thành cột cao to để chống trời, tách trời và đất ra làm hai.

  • Mục đích: Tách trời và đất ra làm hai 

  • Thần Sét:

  • Công việc: thi hành luật pháp ở trần gian.

  • Mục đích: làm theo lệnh Ngọc Hoàng, trừng trị những kẻ ác ở trần gian 

  • Thần Gió:

  • Thần Gió: làm gió theo lệnh của Ngọc Hoàng 

  • Mục đích: Tạo ra gió ở dưới trần gian 

CH 5: Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió thể hiện quan niệm về vũ trụ của người nguyên thủy. Khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của người xưa rất lớn lao, rất mãnh liệt và táo bạo.

CH 6: Những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm truyện:

  • Nhân vật trong ba truyện trên đều là các vị thần, có hình dạng khổng lồ, khác biệt và có sức mạnh siêu nhiên.

  • Chức năng nhân vật: cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên trong đời sống xã hội

  • Thái độ tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên: Việc xây dựng hình tượng các vị thần để lí giải thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, niềm tin của người nguyên thủy đối với thế giới tự nhiên.

CH 7: Theo em, niềm tin ấy vẫn còn sức hấp dẫn đối với con người hiện đại. Niềm tin tín ngưỡng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người, càng khi gặp khó khăn, con người càng tìm đến điểm tựa tâm linh để chiêm nghiệm, tìm kiếm sự thanh thản trong tâm tưởng, từ đó nhận ra giá trị, ý nghĩa của cuộc sống.

KẾT NỐI ĐỌC VIẾT

CH 1: Truyện “Thần Trụ Trời” nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thuộc nhóm thần thoại suy nguyên, kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Nổi bật trong truyện là chi tiết thần Trụ Trời dùng đầu đội trời rồi dùng tay đào đất đắp thành cột vừa cao vừa to chống trời.Chi tiết này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích sự phân chia trời đất, lí do hình thành nhiều bề mặt địa hình. Đồng thời nó thể hiện được trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 10 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 11, soạn Văn 10 tập 1 KNTT trang 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác