Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối bài 1 Thực hành tiếng việt Sử dụng từ Hán Việt
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 1 Thực hành tiếng việt Sử dụng từ Hán Việt - sách kết nối tri thức. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Từ nào sau đây có yếu tố "hữu" cùng nghĩa với "hữu" trong "bằng hữu"?
- A. Hữu ngạn. (3)
- B. Hữu hạn. (2)
- C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
D. Hiền hữu. (1)
Câu 2: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
- A. Thiên lí
B. Thiên kiến
- C. Thiên hạ
- D. Thiên thanh
Câu 3: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?
- A. Thi ca, hội phí, tân binh, khán đài.
- B. Hậu tạ, cường quốc, thiên thư, tái phạm.
- C. Phòng hỏa, bảo mật, thi nhân, hậu đãi.
D. Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng.
Câu 4: Trong những yếu tố Hán Việt sau, yếu tố nào không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép?
- A. Học.
- B. Đầu(cái đầu).
- C. Hoa(bông hoa).
D. Sơn(núi).
Câu 5: Từ nào có nghĩa là “người đốn củi” trong các từ Hán Việt sau:
- A. Sơn thủy
B. Tiều phu
- C. Viễn du
- D. Giang sơn
Câu 4: Từ Hán Việt là những từ như thế nào?
A. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt
- B. Là những từ được mượn từ tiếng Hán
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 5: Nghĩa của từ “tân binh” là gì?
A. Người lính mới
- B. Binh khí mới
- C. Con người mới
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 6: Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?
A. Hai
- B. Ba
- C. Năm
- D. Bốn
Câu 7: Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?
"Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng."
- A. Âu vàng
- B. Ngựa đá
C. Xã tắc
- D. cả A và C
Câu 8: Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?
- A. Gia vị
- B. Gia tăng
C. Gia sản
- D. Tham gia
Câu 9: Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập
- A. Sơn thủy
B. Quốc kì
- C. Sơn hà
- D. Giang sơn
Câu 10: Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai?
A. Đúng.
- B. Sai.
Câu 11: Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập?
A. Xã tắc
- B. đất nước
- C. Sơn thủy
- D. Giang sơn
Câu 12: Đâu là bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt?
A. Tiếng Hán
- B. Tiếng Pháp
- C. Tiếng Anh
- D. Tiếng Nga
Câu 13: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
- A. Thiên lí
B. Thiên kiến
- C. Thiên hạ
- D. Thiên thanh
Câu 14: Từ Hán Việt là những từ như thế nào?
- A. Là những từ được mượn từ tiếng Hán
- B. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 15: Cần chú ý điều gì khi mượn tiếng nước ngoài?
- A. Không lạm dụng từ mượn
- B. Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh nói (viết)
- C. Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ trước khi dùng
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 16: Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt là gì?
A. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác
- B. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức
- C. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới
- D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt
Câu 17: Việc vay mượn các từ ở những ngôn ngữ khác có tác dụng…
A. làm giàu có, phong phú thêm cho tiếng Việt.
- B. làm mất đi tính hệ thống và tính hoàn chỉnh của tiếng Việt.
- C. làm thay đổi cấu trúc ngữ pháp câu tiếng Việt.
- D. làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Câu 18: Bộ phận từ mượn chiếm số lượng lớn nhất trong vốn từ vựng tiếng Việt là…
- A. Từ mượn tiếng Nga
B. Từ mượn tiếng Hán
- C. Từ mượn tiếng Anh
- D. Từ mượn tiếng Pháp
Câu 19: Từ mượn tiếng nào chiếm số lượng lớn nhất?
- A. Nga
B. Hán
- C. Nhật
- D. Pháp
Câu 20: Để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, khi mượn từ tiếng nước ngoài cần, ta cần phải…
- A. mượn toàn bộ các từ trong một lĩnh vực.
B. mượn những từ mà trong tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu nghĩa.
- C. mượn những từ dễ thuộc, dễ nhớ, dễ phát âm.
- D. mượn những từ mà mình thấy thích.
Câu 21: Gia nhân, gia tài, địa chủ là những từ…
- A. mượn tiếng Pháp
B. mượn tiếng Hán
- C. không đi mượn
- D. mượn tiếng Nga
Câu 22: Các từ pê-đan, ten-nít, tuốc- nơ-vít, gác- đờ-xen là từ mượn tiếng nước nào?
- A. Nhật
B. Pháp
- C. Trung Quốc
- D. Anh
Câu 23: Từ nào dưới đây không phải từ Hán Việt?
- A. Khôi ngô
B. Chăm chỉ
- C. Tuấn tú
- D. Phúc đức
Câu 24: Các từ pa-ra-bôn, in-tơ-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào?
A. Từ mượn tiếng Anh
- B. Từ mượn tiếng Pháp
- C. Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha
- D. Từ mượn tiếng Ấn Độ
Xem toàn bộ: Soạn bài Thực hành tiếng việt Sử dụng từ Hán Việt
Bình luận