Đề kiểm tra Ngữ văn 10 KNTT bài 1: Thực hành tiếng việt Sử dụng từ Hán Việt

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 10 Kết nối tri thức bài 1: Thực hành tiếng việt Sử dụng từ Hán Việt. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Từ Hán Việt là những từ như thế nào?

  • A. Là những từ được mượn từ tiếng Hán
  • B. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 2: Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?

 Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

 Non sông nghìn thuở vững âu vàng

  • A. Xã tắc
  • B. Ngựa đá
  • C. Âu vàng
  • D. Cả A và C

Câu 3: Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?

  • A. Hai
  • B. Ba
  • C. Bốn
  • D. Năm

Câu 4: Nghĩa của từ “tân binh” là gì?

  • A. Người lính mới
  • B. Binh khí mới
  • C. Con người mới
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 5: Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 6: Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập

  • A. Xã tắc
  • B. Đất nước
  • C. Sơn thủy
  • D. Giang sơn

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Giải thích nghĩa của những từ Hán Việt sau: nhân đạo, phụ tử, hữu duyên, thảo mộc

Câu 2. (2 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

 Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thây có thấy mùi thơm ở chậu nước bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Tìm 3 từ Hán Việt trong đoạn văn trên và giải thích ý nghĩa. 

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Tìm các từ Hán Việt có chứa những yếu tố sau

  • A. Hoài
  • B. Chiến
  • C. Mẫu
  • D. Hùng

Câu 2: Trong những yếu tố Hán Việt sau, yếu tố nào không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép?

  • A. Học.
  • B. Đầu (cái đầu).
  • C. Hoa (bông hoa).
  • D. Sơn (núi).

Câu 3: Hai câu thơ sau đây có mấy từ Hán Việt?

"Ôi Tổ quốc giang sơn, hùng vĩ

Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi..."

(Tố Hữu)

  • A. Bốn từ Hán Việt.
  • B. Năm từ Hán Việt.
  • C. Sáu từ Hán Việt.
  • D. Ba từ Hán Việt.

Câu 4: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?

  • A. Thi ca, hội phí, tân binh, khán đài.
  • B. Hậu tạ, cường quốc, thiên thư, tái phạm.
  • C. Phòng hỏa, bảo mật, thi nhân, hậu đãi.
  • D. Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng.

Câu 5: Từ nào sau đây có yếu tố "hữu" cùng nghĩa với "hữu" trong "bằng hữu"?

  • A. hữu ngạn. (3)
  • B. hữu hạn. (2)
  • C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
  • D. hiền hữu. (1)

Câu 6: Từ “viên tịch” để chỉ cái chết của ai?

  • A. Nhà vua
  • B. Vị hoàng thượng
  • C. Người rất cao tuổi
  • D. Người có công với đất nước

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Điền các từ Hán Việt thích hợp vào chỗ trống

a, Gặp gỡ, yết kiến

Trần Quốc Toản mong muốn được…vua ngay lúc đó. 

Chúng tôi đã có cuộc…vào sáng hôm sau

b, hy sinh, mất

Bà ngoại tôi … đã rất lâu rồi. 

Những người chiến sĩ … cho tổ quốc tươi đẹp 

Câu 2: (2 điểm) Hãy chỉ ra những lỗi dùng từ Hán Việt sau và sửa lại

a, Huynh đệ chúng tôi hay xem Ti Vi vào mỗi buổi chiều

b, Chủ tịch nước đã nói: muốn giang sơn vững mạnh thì cần những con người tài giỏi

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 10 KNTT bài 1: Thực hành tiếng việt Sử dụng từ Hán Việt, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 10 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác