Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 KNTT: Đề tham khảo số 2
Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
NGỮ VĂN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC:
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trước khi có Trời đất, vũ trụ chỉ là một khối khí hỗn độn, trong đó không có ánh sáng và âm thanh. Tại trung tâm có một cục đá lớn đã thọ khí Âm Dương chiếu diệu rất lâu đời, nên đã thâu được các tính linh thông của vũ trụ mà tạo thành thai người. Sau 10 tháng 16 ngày (có tích là qua 18.000 năm thai nghén), đúng giờ Dần, một tiếng nổ vang, khối đá linh ấy nứt ra, một vị Linh Chân hy hữu ra đời, là Thần mang hình hài như con người được gọi là Bàn Cổ. Ngài cảm thấy không gian này vô cùng chật chội, liền dùng một cái rìu phá tan khối hỗn độn. Khối hỗn độn ấy mở ra, chia làm hai phần: phần nhẹ mà trong mỗi ngày đều bay lên cao, vì thế hình thành bầu trời; phần nặng mà đục mỗi ngày đều rơi xuống thấp, vì thế hình thành mặt đất. Giữa Trời và Đất, Bàn Cổ cũng mỗi ngày lớn lên một trượng. Ngài càng lớn càng cao, trở thành đầu đội trời, chân đạp đất, một người cao lớn không ai sánh nổi.
Vừa sinh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng. Một ngày kia, Bàn Cổ chạy qua hướng Tây, bắt gặp một cái búa và một cái dùi ước nặng ngàn cân. Bàn Cổ, tay phải cầm búa, tay trái cầm dùi, ra sức mở mang cõi trần. Thuở đó Trời Ðất còn mờ mịt. Ngài ước cho phân biệt Trời Ðất thì nhân vật mới hóa sinh được. Ngài ao ước vừa dứt tiếng thì sấm nổ vang, Thiên thanh, Ðịa minh, vạn vật sinh ra đều có đủ cả. Ngài liền chỉ Trời là Cha, chỉ Ðất là Mẹ, muôn dân là con. Ngài chính là tôn chủ sáng lập thế gian, nên cũng gọi Ngài là Thái Thượng Ðạo Quân. Ngài tự xưng là Thiên tử, tức là con Trời, cai trị muôn dân. Ngài là vị vua đầu tiên của cõi thế gian nên gọi Ngài là Hỗn Độn thị.
Tương truyền, Bàn Cổ có ba người con là Phục Hy, Nữ Oa, và Hoa Tư
Bàn Cổ thọ được 18.000 tuổi rồi quy tiên. Khi Ngài chết, mắt trái biến thành mặt trời, mắt phải biến thành mặt trăng, máu biến thành sông, mỡ biến thành biển, râu tóc biến thành thảo mộc, thịt biến thành đất đai, tóc biến thành tinh tú, da biến thành cây cỏ, xương cốt và răng biến thành vàng đá, tinh túy biến thành châu ngọc, mồ hôi biến thành mưa. Đầu Ngài biến thành Đông Nhạc Thái Sơn, hai chân biến thành Tây Nhạc Hoa Sơn, ngực và bụng biến thành Trung Nhạc Tùng Sơn, vai trái biến thành Nam Nhạc Hoành Sơn, tay phải biến thành Bắc Nhạc Hằng Sơn.
(Theo Thần thoại Trung Quốc- Nguồn: Internet)
Câu 1. (1.0 điểm) Xác định thời gian thần thoại, không gian thần thoại của văn bản.
Câu 2. (1.0 điểm) Xác định cốt truyện và nhân vật của văn bản.
Câu 3. (1.0 điểm) Chỉ ra phép tu từ trong câu văn sau và nêu tác dụng: “Vừa sinh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng.”
Câu 4. (1.0 điểm) Nêu ý nghĩa của truyện thần thoại trên.
PHẦN 2: LÀM VĂN (6.0 điểm) Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số hình thức nghệ thuật của truyện ngụ ngôn sau:
Câu chuyện Kiến giết Voi
Trong một khu rừng rậm có một con voi rất hung dữ. Gặp bất kì loài vật nào, Voi cũng dùng đôi ngà ghê gớm của mình húc chết. Voi chưa chịu thua một loài vật nào. Vì vậy, càng ngày Voi càng kiêu ngạo .
Một hôm, Voi đang nghênh ngang đi dạo thì gặp một đàn kiến vàng bò qua đường. Cho rằng đàn Kiến bé nhỏ láo xược, Voi quát:
– Đàn Kiến ranh con kia! Chúng bay không biết tao là ai hay sao mà chúng bay dám bò ngang qua đường tao đi? Tao chỉ khẽ dẫm lên lên một cái là chúng mày chết cả nút . Chúng mày không biết thân biết phận tí nào cả.
Trái với Voi nghĩ, đàn kiến bé nhỏ đã cứng cỏi đáp lại:
– Này bác Voi, chúng tôi là những người biết mình biết người. Chúng tôi không bao giờ kiêu ngạo với ai cả. Nhưng nếu bác cậy sức muốn đánh nhau với chúng tôi thì chúng tôi cũng không sợ. Chúng tôi cũng không chịu lùi bước trước một sức mạnh nào đâu.
Nghe đàn Kiến trả lời như vậy, Voi nổi giận điên người. Voi lồng lên, định dẫm đàn kiến chết tan xác dưới bàn chân to lớn của mình. Đàn kiến nhỏ bé đã nhanh nhẹn tản ra, bám ngay lấy chân Voi mà leo lên lưng Voi. Đàn kiến bảo nhau xúm cả vào hai mắt Voi mà cắn, khiến Voi không sao mở được mắt nữa. Trong khi hai mắt Voi còn cay xè thì đàn kiến lại bảo nhau chui vào hai tai Voi mà đục thủng màng nhĩ . Voi đau buốt đến tận óc.
Voi cố lấy vòi để thổi và quét đàn kiến xuống đất nhưng không xuể vì đàn kiến đông quá. Đàn Kiến lại chui vào vòi Voi mà đốt, mà cắn. Voi không tài nào chịu nổi, ngã lăn ra, kêu khóc, giãy giụa ầm trời. Đàn Kiến đã đi báo thêm cho nhau biết và kéo tới mỗi lúc một nhiều, xúm vào đốt Voi cho tới chết mới chịu buông tha.
Từ đấy, họ hàng nhà voi bảo nhau phải tránh xa giống kiến nhỏ bé nhưng ghê gớm. Trước khi ăn gì, họ hàng nhà voi đều cuốn thức ăn vào vòi, giũ thật sạch để không còn Kiến nữa rồi mới dám ăn. Và voi cũng hết sức để ý, không bao giờ để cho kiến leo được lên trên người mình.
(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………
|
%
BÀI LÀM:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
................................................................................................................... ...................................................................................................................
TRƯỜNG TIỂU HỌC ......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: NGỮ VĂN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC
ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
Câu 1: Thời gian: Trước khi có Trời đất , thời gian không xác định. Không gian: vũ trụ chỉ là một khối khí hỗn độn, không gian cổ sơ, không xác định. Câu 2: Cốt truyện: kể về quá trình thần Bàn Cổ được sinh ra, Thần tách biệt Trời Đất, mở mang cõi trần, hình thành các yếu tố tự nhiên: mặt trời, mặt trăng, sống, biển,… Nhân vật: Bàn Cổ, vị thần sinh ra trong bối cảnh đặc biệt, có sức mạnh phi thường, nhiều phép lạ. Câu 3: Phép tu từ: - Nói quá: “hớp gió nuốt sương”, “mình cao trăm thước”. - So sánh: “Đầu như rồng’’ - Liệt kê: “ tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả” Tác dụng: Nhấn mạnh cho người đọc thấy được hình ảnh của vị thần Bàn Cổ với ngoại hình và sức mạnh phi thường. Qua đó cho người đọc thấy được vai trò của Thần Bàn Cổ trong quá trình hình thành vũ trụ. Câu 4: Ý nghĩa của thần thoại: Thần thoại Bàn Cổ góp phần giải thích sự hình thành vũ trụ, trời đất, quá trình hoàn thiện thế giới, muôn loài. | 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 | |
II | LÀM VĂN: Nghị luận văn học Yêu cầu cụ thể: 1). Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0.5 điểm) Ø Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau. Ø Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần thân bài chỉ có 1 đoạn văn. Ø Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 2). Chia tách đoạn phù hợp theo nội dung văn bản ( 5,0 điểm) I. Mở bài: Giới thiệu truyện và định hướng bài viết Truyện ngụ ngôn Kiến và Voi. II. Thân bài * Chủ đề và ý nghĩa chủ đề: - Chủ đề của truyện: khuyên mỗi người không nên có tính kiêu ngạo, coi thường người khác và hiếp đáp kẻ yếu hơn mình. - Ý nghĩa: Từ câu chuyện của Voi và Kiến, tác giả dân gian đã gửi gắm thông điệp đến những người trong xã hội sống kiêu ngạo, huênh hoang cuối cùng sẽ nhận cái kết cay đắng. * Hình thức nghệ thuật: - Đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn: dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật để hướng đến cho người đọc một chủ đề, triết lý nhân sinh, bài học cuộc sống, khuyên nhủ, răn dạy con người. - Cốt truyện: t óm tắt ngắn gọn truyện ngụ ngôn: Truyện kể về một coi voi to lớn, hung hăng, kiêu ngạo. Voi tỏ thái độ xem thường những chú kiến bé nhỏ, không chịu khuất phục mình. Cuối cùng, vì tính xem thường kẻ khác,Voi bị đàn kiến vùi chết. -> mượn hình ảnh của loài vật, hướng đến chủ đề của văn bản, tác giả muốn lên án thói hung hăng, xem thường người khác của voi. - Nghệ thuật tạo tình huống truyện: Một chú voi to lớn bị một đàn kiến bé nhỏ vùi chết -> Nhận xét: Tình huống truyên độc đáo, bất ngờ chuyển tải được thông điệp. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Xây dựng hai nhân vật Voi-Kiến đối lập về ngoại hình, tính cách, bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ để khái quát lên thành bài học cuộc sống. -> Nhân vật quen thuộc của thể loại truyện ngụ ngôn. * Nhận xét về chủ đề và hình thức nghệ thuật: - Chủ đề: bài học nhân văn về tính cách kiêu căng, ngạo nghễ. - Hình thức nghệ thuật: Bám sát đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn. III. Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện kể, tác động cụ thể đến nhận thức người đọc. · 3). Sáng tạo (0.5 điểm) Ø Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Ø Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Ø Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Các lỗi khác GV dựa vào bài làm để linh hoạt cho điểm | 6.0 0.5 0.5 1.0 0.5 1.0 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 |
TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: NGỮ VĂN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |
Cấp thấp | Cấp cao | ||||
1. Đọc-hiểu | Xác định không gian, thời gian, cốt truyện và nhân vật của truyện | Ý nghĩa của truyện | Biện pháp tu từ và tác dụng | ||
Số câu: 4 Số điểm: 4.0 Tỉ lệ: 40% | 2 2.0 điểm | 1 1.0 điểm | 1 1.0 điểm | Số câu: 4 Số điểm: 4.0 Tỉ lệ: 40% | |
2. Làm văn: | |||||
Văn nghị luận | Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số hình thức nghệ thuật của truyện kể. | ||||
Số câu: 1 Số điểm: 6.0 | Số câu: 1 Số điểm: 6.0 Tỉ lệ 60% | ||||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỷ lệ | 2 2.0 20% | 1 1.0 10 % | 2 7,0 70% | 5 10 100% |
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10
Bình luận