Đề kiểm tra Ngữ văn 10 KNTT bài 6: Bình Ngô đại cáo

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 10 Kết nối tri thức bài 6 Bình Ngô đại cáo . Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về đoạn 2?

  • A. Tác giả đã nêu những âm mưu, dã tâm xâm lược, hành động tội ác của giặc Minh: Mượn cớ “phù Trần diệt Hồ”, tàn sát dân chúng, gây binh kết oán, huỷ hoại điều nhân nghĩa,…
  • B. Tội ác của kẻ thù được thể hiện bằng nhiều từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm: cuồng Minh, nướng, vùi, dối, lừa, máu mỡ bấy no nê,…
  • C. Ngôn từ giản dị, dân dã, thôn quê mang đặc trưng của Nguyễn Trãi: lòng dân oán hận, dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế, côn trùng cây cỏ, nghề canh cửi,…
  • D. Hai câu văn “Độc ác thay … / Dơ bẩn thay …” có ý nghĩa biện luận cao. Dùng điển cố “trúc Nam Sơn”, “nước Đông Hải” để đưa đến một hình dung bao quát về sự nhơ bẩn và tội ác của kẻ thù,…

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về đoạn 3?

  • A. Những khó khăn gian khổ và ý chí quyết tâm của nghĩa quân Lam Sơn được tác giả tái hiện xác thực, vừa khái quát vừa cụ thể, được khái quát từ góc nhìn của người tổ chức lực lượng kháng chiến, mong muốn xác định được chiến lược và đề ra các sách lượng của cuộc kháng chiến.
  • B. Đối lập với những khó khăn gian khổ là ý chí quật cường, khát vọng mãnh liệt, nỗ lực hết mức, tự tin tuyệt đối của chủ tướng và binh sĩ: gắng chí khắc phục gian nan, đoàn kết một lòng, dựa vào mưu lược “lấy ít địch nhiều”,…
  • C. Đây là đoạn văn tập trung khắc hoạ hình ảnh bậc chủ tướng, đại diện cho lực lượng chính nghĩa.
  • D. Bức chân dung tinh thần về chủ tướng: xuất thân từ gia đình quan lại, được ăn học đàng hoàng; có ý thức về nỗi nhục nô lệ, có khát vọng tự chủ tự cường, luôn bày mưu tính kế để trừ khử những tên gian tà; mục đích chính trong việc khởi nghĩa là để làm vua.

Câu 3: Luận đề của văn bản là gì?

  • A. Trời sinh ra vạn vật, muôn loài, định hình cách sống, cách tương tác. Vậy nên, thắng thua sẽ do ông trời quyết định, sức người là không thể.
  • B. Các anh hùng hào kiệt là nguồn cơn dẫn đến tất cả sự việc như vậy bởi họ là những người có tác động lớn đến quần chúng.
  • C. Việc nhân nghĩa, trừ bạo an dân, bảo vệ nền độc lập tự chủ là chính nghĩa còn việc xâm lược là phi nghĩa. Chính nghĩa tất sẽ thắng phi nghĩa.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Dựa vào câu trả lời ở câu 7 phần Nhận biết. Tại sao ta có thể xác định luận đề như vậy?

  • A. Vì luận đề như thế là một yếu tố, nội dung cố định trong thể cáo.
  • B. Vì “luận đề chính nghĩa” vừa là cơ sở chân lí, vừa trở thành cảm hứng xuyên suốt trong bài cáo.
  • C. Vì cách xây dựng cấu trúc, cốt truyện của tác giả trong bài cáo đều hướng tới yếu tố thiên định.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Trong đoạn 1, câu văn nào thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa?

  • A. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
  • B. Núi sông bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác
  • C. Lưu Cung tham công … giết tươi Ô Mã.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Văn bản sử dụng nhiều yếu tố biểu cảm. Yếu tố nào sau đây là không đúng?

  • A. Từ ngữ mang sắc thái biểu cảm: các từ chỉ ý chí, tinh thần, khát vọng biểu thị ý biện luận được sử dụng với mật độ cao (từng nghe rằng, khốn đốn, rất, than ôi!,…)
  • B. Các thành ngữ, tục ngữ, điển cố (“thống tâm tật thủ”: đau lòng nhức óc, “thường đảm ngoạ tân”: nếm mật nằm gai,…)
  • C. Hình ảnh biểu cảm, có giá trị đặc tả (nướng dân đen, vùi con đỏ, hầm tai vạ,…)
  • D. Câu hỏi tu từ, câu phủ định mang ý nghi vấn, câu cảm thán, các kiểu câu lập luận được sử dụng hiệu quả (há đội trời chung,  trước đã … sau lại,…)

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Em hãy giải thích nhan đề “Bình Ngô đại cáo”

Câu 2. (2 điểm) Vì sao đoạn mở đầu "Đại cáo bình Ngô" có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói kên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rổi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.”

(Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)

Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?

  • A. cảnh tượng cho chữ
  • B. mùi hương thơm của mực
  • C. lời tâm sự của Huấn Cao với thầy Quản
  • D. lời khuyên của Huấn Cao

Câu 2: Ta, tôi là những nhân vật nào trong truyện

  • A. Viên quản nguc
  • B. Huấn Cao
  • C. Thầy Quản
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 3: Từ “Thiên lương” có nghĩa là gì

  • A. Bản tính tốt đẹp vốn có của con người
  • B. Bản tính tốt do mài dũa
  • C. Cả 2 đều đúng
  • D. Cả 2 đều sai

Câu 4: Quan điểm thẩm mĩ của tác giả ở đoạn văn trên là gì?

  • A. Muốn chơi chữ phải giữ thiên lương
  • B. Chơi chữ còn là chuyện cách sống, chuyện văn hóa
  • C. Cả 2 đều đúng
  • D. Cả 2 đều sai

Câu 5: Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao là gì? "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người".

  • A. Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác.
  • B. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.  
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 6: Lời khuyên của Huấn Cao dành cho thầy Quản là gì?

  • A. Thay chốn nơi ở
  • B. Thoát khỏi nghề coi ngục
  • C. Giữ thiên lương cho lành vững
  • D. Tất cả đều đúng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Văn bản được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 2: (2 điểm) Lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục có ý nghĩa gì? Vì sao Huấn Cao lại khuyên viên quản ngục bỏ nghề

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 10 KNTT bài 6 Bình Ngô đại cáo, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 10 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 6

Bình luận

Giải bài tập những môn khác