Giải SBT bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ, trang 24. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ có bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. ĐỌC

A. Bài tập trong SGK

Đọc văn bản Bình Ngô đại cáo và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

1. Xác định hoàn cảnh ra đời, mục đích viết của bài cáo. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận? 2. Có người nhận định rằng: Binh Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tinh chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.3. Chứng minh “nhân nghĩa” trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo. Lời mở đầu này cùng với những câu văn tiếp theo ở phần 1 có quan hệ nối kết như thế nào với các phần 2, 3a, 3b, 4 trong bài cáo?

B. Bài tập mở rộng

* Đọc văn bản Chiếu cầu hiền tài dưới đây và thực hiện các yêu cầu nếu phía dưới:

CHIẾU CẦU HIỀN TÀI - Nguyễn Trãi

Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiển tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa lúc thịnh thời, hiển sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới không sót nhân tài, trên không bỏ công việc, mà thành đời thịnh trị vui tươi. Đến như các quan đời Hán Đường, ai là không suy nhượng kẻ hiền tài, cất nhắc lẫn nhau, như Tiêu Hà- tiến Tào Tham, Nguy Vô Tri tiến Trần Bình, Địch Nhân Kiệt tiến Trương Cửu Linh, Tiêu Tung tiến Hàn Hưu, tuy tài phẩm có cao thấp khác nhau, nhưng thảy đều được người để đảm đang nhiệm vụ.

Nay trẫm vàng chịu trách nhiệm nặng nề, sớm khuya lo sợ, như gần vực sâu, chính vì cầu người hiển giúp việc mà chưa được người. Vậy hạ lệnh cho các văn võ đại thần, công hầu, đại phu, từ tam phẩm trở lên, mỗi người đều cử một người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì trẩm sẽ tuỳ tài trao chức. Vả lại tiến hiển thì được thưởng ngày xưa vẫn thế.Nếu cả được người trung tài thì thăng chức hai bậc, nếu củ được người tài đức đều hơn người tột bậc, tất được trọng thưởng

Tuy nhiên, người tài ở đòi vốn không ít, mà cầu tài không phải chỉ một đường, hoặc người nào có tài kinh luân mà bị khuất ở hàng quan nhỏ, không ai tiến cử, cùng người hào kiệt náu ở nơi đồng nội, lẩn ở hàng binh lính, nếu không tự mình đề đạt thì trẫm bởi đâu mà biết được! Từ nay về sau, các bậc quân tử, ai muốn đi với ta, đều cho tự tiến. Xưa kia Mao Toại thoát mũi dùi mà theo Bình Nguyễn Quân', Nịnh Thích gõ sừng trâu mà cảm ngộ Tề Hoàn Công” nào có câu nệ ở tiểu tiết đầu?

Chiếu này ban ra, phàm các quan liêu đều phải hết chức vụ, tiến cử hiền tài. Còn như những kẻ sĩ quê lậu ở xóm làng, cũng đừng lấy điều “đem ngọc bán rao” làm xấu hổ, mà để trẫm phải than đời hiếm nhân tài.

(Bản dịch của Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập II,

Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)

1. Cho biết mục đích và đối tượng của bài chiếu

2. Phân tích bố cục của bài chiếu.

3. Ở mỗi luận điểm, tác giả đã đưa ra những lí lẽ và bằng chứng gì?

4. Những câu văn nào biểu lộ cảm xúc của nhân vật chủ thể trong bài chiếu Những câu văn ấy có tác dụng như thế nào đối với sức thuyết phục của bài chiếu?

5. Tác giả đã làm tăng hiệu quả thuyết phục của bài chiếu bằng cách nào?

6. Bài chiếu này so với Thư lại dụ Vương Thông có gì giống và khác nhau về mục đích viết, đối tượng hướng tới và giọng điệu nghị luận?

Đọc văn bản Thuật hứng, bài 24 dưới đây và thực hiện các yêu cầu nếu phía dưới:

Công danh đã được họp về nhàn,

Lành dữ âu chỉ thế nghị khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống

Đìa thanh phát cỏ ương sen

Kho thu phong nguyệt' đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà nặng vay then.

Bui có một lòng trung lẫn hiếu,

( Mai chàng khuyết, nhuộm chúng ta

Mài chăng" khuyết, nhuộm chăng đen.

(Theo Nguyễn Trãi toàn tập lẫn biển, tập III, Trung tâm

Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)

1. Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả qua bố cục của bài thơ.

2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong bài thơ? Biện pháp ấy đã mang lại hiệu quả thẩm mĩ như thế nào?

3. Bài thơ này và bài thơ Bảo kính cảnh giới, bài 43 có điểm gì tương đồng trong cách quan sát và miêu tả thiên nhiên không?

4. Hình ảnh nào trong bài thơ làm bạn cảm thấy thú vị nhất? Giải thích

5. Bạn cảm nhận được điều gì về con người Nguyễn Trãi qua bài thơ trên?

B. TIẾNG VIỆT

Bài tập trong SGK

1. Chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong những câu sau đây. Phân tích những lỗi ấy và sửa lại cho đúng.

a. Song thân của thằng bé ấy đều làm công nhân ở xí nghiệp in.

b. Ông ấy vừa giỏi về cơ khí lại vừa giỏi về kinh doanh, thật là tài hoa.

c. Sáng mai, các bạn tập hợp đúng giờ nhé.

2. Thay thế các câu sau đây bằng các câu có dùng từ Hán Việt sao cho trong đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn.

a. Ăn uống ở Việt Nam có rất nhiều thứ.

b. Tổng thống Pháp và vợ sẽ đến thăm chơi nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.

c. Người đứng đầu các nước đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình làm ăn buôn bán đang có nhiều thay đổi rắc rối hiện nay.

B. Bài tập mở rộng

1.

Chọn từ Hán Việt ở cột B có ý nghĩa tương đương với từ ngữ ở cột A.

2. Tìm lỗi dùng từ trong những câu sau đây. Giải thích về những lỗi ấy và sửa lại cho đúng.

a. Ngày nay có nhiều phương tiện truyền thông dành cho người khiếm thị, bị điếc.

b. Trong kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi là cánh tay phải năng lực của Bình Định Vương Lê Lợi.

c. Phần hai bài “Bình Ngô đại cáo" là bản báo cáo về tội ác của giặc Minh.

d. Tự trước tới nay không ai làm như thế cả.

đ. Lúc sáng đi chợ, tôi gặp cô ấy trên lộ trình.

e. Ông ngoại và thân phụ Nguyễn Trãi là những người trí thức thời văn Trần.

ê. Lẽ ra anh ấy đãi tiệc cưới trong tuần này, nhưng vì tình hình địch bệnh nên anh ấy quyết định sẽ hậu đãi.

g. Anh ấy là bác sĩ lão khoa còn vợ anh ấy là bác sĩ trị bệnh con nít.

h. Thời Lê sơ xã hội ổn định, kinh tế phát triển, còn thời Hậu Lê xã hội loạn lạc, dân chúng cơ cực.

1. – Chị ấy mất đã lâu rồi, sao anh không tái giá?

 

C. VIẾT

1. Cho biết kiểu bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm có những yêu cầu gì?

2. Hãy chọn một đề tài cho bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.

Ví dụ các thói quen sau

– Xả rác nơi công cộng

– Cười nói to hoặc gây tiếng ồn nơi công cộng

– Nói chuyện và làm việc riêng trong tiết học. Cóp bị bài làm của bạn.

- Ăn quà vặt không đúng lúc, đúng chỗ.

- Ăn ngủ không điều độ.

- Đi học muộn.

Hay các quan niệm sau:

– Xem thường khả năng của các bạn nữ.

- Xem văn chương là phù phiếm.

- Xem tiền bạc có thể mua được tất cả.

- Đề cao quá đáng cái tôi cá nhân.

– Xem thường những nghề lao động tay chân...

Sau khi chọn đề tài, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn và viết thành bài hoàn chỉnh. Sử dụng bảng kiểm để tự đánh giá bài làm.

D. NÓI VÀ NGHE

Chọn một trong những đề tài như đã gọi ý ở phần III. VIẾT, sau đó thực hiện một số bước chính trong quy trình thực hiện bài nói và nghe, chú trọng các bước tìm ý, lập dàn ý, tự luyện tập, giả định các câu hỏi phản hồi từ phía người nghe để chuẩn bị nội dung trao đổi, sử dụng bảng kiểm tự đánh giá bài nói,...

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Ngữ Văn 10 Chân trời, giải vở bài tập, Giải SBT bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác