Giải SBT ngữ văn 10 chân trời bài 7 Anh hùng và nghệ sĩ (Bài tập mở rộng 1)

Hướng dẫn giải bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ (Bài tập mở rộng) SBT ngữ văn 10 tập 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài 1: Đọc văn bản Chiếu cầu hiền tài dưới đây và thực hiện các yêu cầu nêu phía dưới:

Chiếu cầu hiền tài

Nguyễn Trãi

          Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới không sót nhân tài, trên không bỏ công việc, mà thành đời thịnh trị vui tươi. Đến như các quan đời Hán Đường, ai là không suy nhượng kẻ hiền tài, cất nhắc lẫn nhau, như Tiêu Hà tiến Tào Tham, Nguy Vô Tri tiến Trần Bình, Địch Nhân Kiệt tiến Trương Cửu Linh, Tiêu Tung tiến Hàn Hưu, tuy tài phẩm có cao thấp khác nhau, nhưng thảy đều được người để đảm đang nhiệm vụ.

          Nay trẫm vâng chịu trách nhiệm nặng nề, sớm khuya lo sợ, như gần vực sâu, chính vì cầu người hiền giúp việc mà chưa được người. Vậy hạ lệnh cho các văn võ đại thần, công hầu, đại phu, từ tam phẩm trở lên, mỗi người đều cử một người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì trẫm sẽ tuỳ tài trao chức. Vả lại tiến hiền thì được thưởng, ngày xưa vẫn thế.

Nếu cử được người trung tài thì thăng chức hai bực, nếu cử được người tài đức đều hơn người tột bực, tất được trọng thưởng.

Tuy nhiên, người tài ở đời vốn không ít, mà cầu tài không phải chỉ một đường, hoặc người nào có tài kinh luân mà bị khuất ở hàng quan nhỏ, không ai tiến cử, cùng người hào kiệt náu ở đồng nội, lẩn ở hàng binh lính, nếu không tự mình đề đạt thì trẫm bởi đâu mà biết được! Từ nay về sau, các bực quân tử , ai muốn đi chơi ta đều cho tự tiến. Xưa kia Mạo Toại thoát mũi dùi mà theo Bình Nguyên quân, Nịnh Thích gõ sừng trâu mà cảm ngộ Tề Hoàn công, nào có câu nệ ở tiểu tiết đâu?

Chiếu này ban ra, phàm các quan liêu đều phải hết chức vụ, tiến cử hiền tài. Còn như những kẻ sĩ quê lậu ở xóm làng, cũng đừng lấy điều “đem ngọc bán rao” làm xấu hổ, mà để trẫm phải than đời hiếm nhân tài.

(Bản dịch của Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập II, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu hỏi 1: Cho biết mục đích và đối tượng của bài chiếu.

Câu hỏi 3: Ở mỗi luận điểm, tác giả đã đưa ra những lí lẽ và bằng chứng gì?

Câu hỏi 4: Những câu văn nào biểu lộ cảm xúc của nhân vật chủ thể trong bài chiếu? Những câu văn ấy có tác dụng như thế nào đối với sức thuyết phục của bài chiếu?

Câu hỏi 5: Tác giả đã làm tăng hiệu quả thuyết phục của bài chiếu bằng cách nào?

Câu hỏi 6: Bài chiếu này so với Thư lại dụ Vương Thông có gì giống và khác nhau về mục đích viết, đối tượng hướng tới và giọng điệu nghị luận?

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Ngữ Văn 10 Chân trời, giải vở bài tập, Giải SBT bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác