Đề kiểm tra Ngữ văn 10 KNTT bài 7: Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 10 Kết nối tri thức bài 7 Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Đâu không phải một mô tả đúng về Javert?

  • A. Bộ mặt gớm ghiếc, đáng sợ.
  • B. Thái độ có phần không kiên định khi cảm thấy cuộc săn đuổi Jean Valjean – một đối thủ xứng tầm – vẫn tiếp diễn.
  • C. Giọng nói hách dịch, “man rợ, điên cuồng”.
  • D. Cái nhìn lạnh lùng, độc ác “như có móc, móc vào người”, như “đi thấu vào đến tận xương tuỷ” của đối thủ.

Câu 2: Đâu là một mô tả đúng về Javert?

  • A. Hành động trịch thượng (“túm cổ áo Jean Valjean”), muốn đối thủ khuất phục trước quyền uy của mình (“Gọi ta là ông thanh tra.”)
  • B. Muốn cho mọi người thấy sự yếu kém của Fantine (“Nói to, nói to lên! Ai nói gì với ta thì phải nói to!”)
  • C. Với sự chuẩn mực trong cách hành động của một người chấp pháp, Javert đã khiến cho Fantine phải lìa đời (qua kết luận đanh thép của Jean Valjean)
  • D. Sợ hãi trước thái độ của giám đốc bệnh viện (“Sự thật Javert run sợ.”)

Câu 3: Dưới ngòi bút của Victor Hugo, Javert hiện lên như thế nào?

  • A. Là một kẻ hiếu chiến, hiếu thắng, luôn khiến kẻ thủ của mình phải khiếp sợ trước cả khi bước vào trận đánh.
  • B. Là một công cụ chất lượng của bộ máy cầm quyền độc ác, hắn không sợ ai hết, không ngại khó khăn, hiểm nguy.
  • C. Là một “cỗ máy”, một công cụ phi nhân tính, chỉ biết thực thi phận sự của một cách tàn nhẫn, lạnh lùng, không có tình người.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nói nào của Jean Valjean khiến Javert phải run sợ?

  • A. Giờ thì anh muốn làm gì thì làm.
  • B. Tất cả câu nói của Jean Valjean sau khi Fantine chết.
  • C. Tôi khuyên anh đừng có quấy rầy tôi lúc này.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Ngôn ngữ và thái độ của Jean Valjean đối với Javert ở trạng thái như thế nào?

  • A. Duy trì sự tôn trọng, kính cẩn người thi hành pháp luật.
  • B. Ngày càng không sợ, không coi Javert ra gì.
  • C. Luôn khinh miệt, coi thường Javert.
  • D. Thay đổi liên tục, gồm đủ sắc thái, cung bậc, nhưng rất phù hợp.

Câu 6: Ở đoạn đầu của đoạn trích, vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?

  • A. Vì Madeleine sau khi bị cách chức luôn bị người dân nhạo báng bằng cái tên Jean Valjean.
  • B. Vì Fantine thích gọi ông thị trưởng là Jean Valjean hơn Madeleine.
  • C. Vì bối cảnh mà nhân vật chính xuất hiện có những điểm đặc biệt.
  • D. Vì thân phận thực sự của Madeleine đã bị lộ tẩy.

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền được kể theo ngôi thứ mấy? Việc kể theo ngôi kể này có tác dụng gì? 

Câu 2. (2 điểm) Thông qua đoạn trích, em hãy trình bày hoàn cảnh cũng như cuộc đời của Giăng van-giăng?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói kên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rổi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.”

(Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)

Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?

  • A. cảnh tượng cho chữ
  • B. mùi hương thơm của mực
  • C. lời tâm sự của Huấn Cao với thầy Quản
  • D. lời khuyên của Huấn Cao

Câu 2: Ta, tôi là những nhân vật nào trong truyện

  • A. Viên quản nguc
  • B. Huấn Cao
  • C. Thầy Quản
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 3: Từ “Thiên lương” có nghĩa là gì

  • A. Bản tính tốt đẹp vốn có của con người
  • B. Bản tính tốt do mài dũa
  • C. Cả 2 đều đúng
  • D. Cả 2 đều sai

Câu 4: Quan điểm thẩm mĩ của tác giả ở đoạn văn trên là gì?

  • A. Muốn chơi chữ phải giữ thiên lương
  • B. Chơi chữ còn là chuyện cách sống, chuyện văn hóa
  • C. Cả 2 đều đúng
  • D. Cả 2 đều sai

Câu 5: Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao là gì? "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người".

  • A. Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác.
  • B. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.  
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 6: Lời khuyên của Huấn Cao dành cho thầy Quản là gì?

  • A. Thay chốn nơi ở
  • B. Thoát khỏi nghề coi ngục
  • C. Giữ thiên lương cho lành vững
  • D. Tất cả đều đúng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Văn bản được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 2: (2 điểm) Lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục có ý nghĩa gì? Vì sao Huấn Cao lại khuyên viên quản ngục bỏ nghề

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 10 KNTT bài 7 Người cầm quyền khôi phục uy quyền, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 10 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 7

Bình luận

Giải bài tập những môn khác