Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 10 KNTT: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 10 KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

     

            CẤP   ĐỘ 

 

 

Tên chủ đề 

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

     

 

      VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Đọc hiểu 

 

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

 Xác định phương thức biểu đạt Nội dung chính của đoạn trích Tình cảm của tác giả dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc

 

 
 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

  

Tiếng Việt

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

   Chi ra biện pháp tu từ và nghĩa chuyển của từ.     
   

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

    

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

       

Trình bày quan điểm về ý kiến ‘Hãy yêu sách, sách là nguồn kiến thức chỉ có kiến thức mới cho con người đường sống” 

       

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

 

Tổng số câu: 11

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

 

4.5

3.5

35%

 

3.5

3.5

35%

 

2.5

2.5

25%

 

0.5

0.5

5%

 


 

 

ĐỀ THI HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

  1. Phần đọc hiểu( 5 điểm)

 

Đọc ngữ liệu dưới đây rồi trả lời các câu hỏi:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

 

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

(Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

 

Câu 1: (0.5 điểm): Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong ngữ liệu trên?

Câu 2: (2 điểm): Trong đoạn dưới đây:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nào? “Mặt trời” trong hai câu thơ có đồng nghĩa với nhau không?

Câu 3: (0.5 điểm): Nội dung đoạn thơ trên nói về điều gì?

Câu 4: (2 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn 10 dòng nói về tình cảm của tác giả dành cho Bác Hồ?

  1. Phần làm văn (5 điểm)

 

M. Go-rơ-ki từng nói “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới cho con người đường sống”. Trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên.
 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học 2022 - 2023

MÔN: NGỮ VĂN 10 (KẾT NỐI TRI THỨC)

                                                                                                         

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 2

  • Biện pháp tu từ sử dụng trong hai câu thơ trên là ẩn dụ. Ẩn dụ hình ảnh mặt trời trong lăng chính là trái tim của Bác, lí tưởng của Bác mãi tỏa sáng soi đường dẫn lối cho cách mạng Việt Nam.

  • Hình ảnh mặt trời ở hai câu thơ không đồng nhất. Câu thơ thứ nhất ‘mặt trời’ là nghĩa gốc, hình ảnh ‘mặt trời’ ở câu thớ thứ 2 là nghĩa chuyển

1 điểm

 

 

 

 

1 điểm

Câu 3

  • Nội dung đoạn thơ trên là sự kính trọng, yêu thương vô bờ bến của tác giả dành cho Bác Hồ - vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

0.5 điểm

Câu 4

  • HS trình bày được nỗi niềm tình cảm tha thiết của tác giả dành cho Bác Hồ - vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

  • Có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Người con miền Nam vượt ngàn dặm ra thăm người Cha già kính yêu của dân tộc. Khoảnh khắc xúc động đó khiến người con rưng rưng.

+ Hình ảnh của người Cha già kính yêu luôn sống trong tâm trí hàng triệu người dân Việt Nam. Người giống như vầng dương vĩ đại chiếu sáng con đường Cách Mạng của dân tộc, chiếu sáng con đường chúng con đi.

+ Dù không thể cãi lại sự thật hiển nhiên là Người đã ra đi mãi mãi nhưng tác giả vẫn thấy “nhói” ở trong tim. Sự xúc động của tác giả là đại diện cho nỗi niềm của hàng triệu người dân Việt khi nhắc đến Bác.

2 điểm

 

Phần II: Phần làm văn ( 5 điểm)

Đáp án

Điểm

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0,5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 

Những năng lực sở trường của bản thân để từ đó thuyết phục người khác công nhận và cho mình cơ hội.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.   Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

  • Giải quyết vấn đề

+ Giải thích ý kiến “Hãy yêu sách, vì nó là nguồn kiến thức chỉ có kiến thức mới cho con người đường sống” 

+ Trình bày những tác dụng tích cực của việc đọc sách

+ Hiện thực xã hội hiện nay giới trẻ đang thờ ơ với sách chỉ tập trung vào công nghệ internet, điện thoại, máy tính…..

+ Cách để thúc đẩy giới trẻ tìm đến với sách

  • Khẳng định thông điệp đến mọi người

Kết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

 

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác