Đề kiểm tra Ngữ văn 10 KNTT bài 9: Về chính chúng ta

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 10 Kết nối tri thức bài 9 Về chính chúng ta. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Nhan đề bài thơ?

  • A. Thể hiện sự nuối tiếc về sự lựa chọn của mình
  • B. Sự hối tiếc khi mơ hồ phỏng đoán về con đường không được lựa chọn.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai và đang đứng trước tình huống nào?

  • A. Con người "đồng dạng" của tác giả
  • B. Người kể
  • C. Tác giả
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Trong ba khổ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?

  • A. Hai lối rẽ được miêu tả là đều ở rừng lá vàng
  • B. Cỏ rậm phủ khắp mặt đường nhưng đôi chỗ đều đã thấy dấu mòn
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 4:  Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?

  • A. Lối rẽ ít người đi
  • B. Lối rẽ nhiều người đi
  • C. Lối rẽ không ai đi
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Theo bạn, tại sao Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là “Con đường không chọn” mà không phải là “Con đường tôi chọn” hay “Con đường ít người đi”?

  • A. Con đường và nhân vật trữ tình trong bài thơ đều là hình ảnh ẩn dụ
  • B. Nếu đặt tên là Con đường tôi chọn, người đọc sẽ có cảm nhận bài thơ mang tính cá nhân mà không phổ quát.
  • C. Nhan đề Con đường không chọn tạo được ấn tượng, làm cho người đọc tò mò, đồng thời tạo tính gợi cho nội dung bài thơ, như một cách thể hiện tình cảm, cảm xúc với con đường mà mình cũng rất muốn chọn, rất muốn đi nhưng đã không chọn nó.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Hình ảnh trung tâm của bài thơ là gì?

  • A. Con đường không chọn
  • B. Con đường đã chọn
  • C. Con đường muốn đi
  • D. Ngã rẽ cuộc đời

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Em hãy trình bày ý hiểu của mình về nhan đề bài thơ

Câu 2. (2 điểm) Em có suy nghĩ gì về sự lựa chọn của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Nếu là em, em có lựa chọn như vậy không? Vì sao?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói kên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rổi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.”

(Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)

Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?

  • A. cảnh tượng cho chữ
  • B. mùi hương thơm của mực
  • C. lời tâm sự của Huấn Cao với thầy Quản
  • D. lời khuyên của Huấn Cao

Câu 2: Ta, tôi là những nhân vật nào trong truyện

  • A. Viên quản nguc
  • B. Huấn Cao
  • C. Thầy Quản
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 3: Từ “Thiên lương” có nghĩa là gì

  • A. Bản tính tốt đẹp vốn có của con người
  • B. Bản tính tốt do mài dũa
  • C. Cả 2 đều đúng
  • D. Cả 2 đều sai

Câu 4: Quan điểm thẩm mĩ của tác giả ở đoạn văn trên là gì?

  • A. Muốn chơi chữ phải giữ thiên lương
  • B. Chơi chữ còn là chuyện cách sống, chuyện văn hóa
  • C. Cả 2 đều đúng
  • D. Cả 2 đều sai

Câu 5: Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao là gì? "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người".

  • A. Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác.
  • B. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.  
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 6: Lời khuyên của Huấn Cao dành cho thầy Quản là gì?

  • A. Thay chốn nơi ở
  • B. Thoát khỏi nghề coi ngục
  • C. Giữ thiên lương cho lành vững
  • D. Tất cả đều đúng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Văn bản được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 2: (2 điểm) Lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục có ý nghĩa gì? Vì sao Huấn Cao lại khuyên viên quản ngục bỏ nghề

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 10 KNTT bài 9 Về chính chúng ta, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 10 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác