Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 10 Kết nối bài 9 Con đường không chọn

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Nhan đề bài thơ?

  • A. Thể hiện sự nuối tiếc về sự lựa chọn của mình
  • B. Sự hối tiếc khi mơ hồ phỏng đoán về con đường không được lựa chọn.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai và đang đứng trước tình huống nào?

  • A. Con người "đồng dạng" của tác giả
  • B. Người kể
  • C. Tác giả
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Trong ba khổ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?

  • A. Hai lối rẽ được miêu tả là đều ở rừng lá vàng
  • B. Cỏ rậm phủ khắp mặt đường nhưng đôi chỗ đều đã thấy dấu mòn
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 4:  Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?

  • A. Lối rẽ ít người đi
  • B. Lối rẽ nhiều người đi
  • C. Lối rẽ không ai đi
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Theo bạn, tại sao Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là “Con đường không chọn” mà không phải là “Con đường tôi chọn” hay “Con đường ít người đi”?

  • A. Con đường và nhân vật trữ tình trong bài thơ đều là hình ảnh ẩn dụ
  • B. Nếu đặt tên là Con đường tôi chọn, người đọc sẽ có cảm nhận bài thơ mang tính cá nhân mà không phổ quát.
  • C. Nhan đề Con đường không chọn tạo được ấn tượng, làm cho người đọc tò mò, đồng thời tạo tính gợi cho nội dung bài thơ, như một cách thể hiện tình cảm, cảm xúc với con đường mà mình cũng rất muốn chọn, rất muốn đi nhưng đã không chọn nó.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Hình ảnh trung tâm của bài thơ là gì?

  • A. Con đường không chọn
  • B. Con đường đã chọn
  • C. Con đường muốn đi
  • D. Ngã rẽ cuộc đời

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Em hãy trình bày ý hiểu của mình về nhan đề bài thơ

Câu 2. (2 điểm) Em có suy nghĩ gì về sự lựa chọn của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Nếu là em, em có lựa chọn như vậy không? Vì sao?


1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

A

C

A

D

A

 

2. Tự luận

Câu 1

(2 điểm)

+Làm rõ tâm lý phổ biến của con người: Thường nuối tiếc về những gì mình đã không chọn, vì phần lớn những lựa chọn thực tế đều có vẻ bất toàn, không dẫn đến điều mong đợi.

+Tâm lý “đứng núi này trông núi nọ” khiến người ta không dốc lòng vào con đường mà mình đã chọn, cũng không đủ can đảm để làm lại, bỏ sang con đường có thể chọn nhưng cuối cùng đã không chọn.

Câu 2

(2 điểm)

Có lẽ nhân vật trữ tình cũng có chút không tin tưởng sự lựa chọn của mình. Nếu là anh ta, em vẫn sẽ chọn như thế, bởi theo em, anh ta không cần thiết phải tin rằng lối rẽ mình chọn là con đường tốt hơn mà đó có thể là sự yêu thích hay cảm thấy phù hợp hoặc các yếu tố khác khiến anh ta chọn con đường đó. 


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Ngữ văn 10 KNTT bài 9 Con đường không chọn, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 10 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác