Đề kiểm tra Ngữ văn 10 KNTT bài 8: Nghệ thuật truyền thống của người Việt

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 10 Kết nối tri thức bài 8 Nghệ thuật truyền thống của người Việt. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1:Có thể thấy qua những thông tin trong văn bản, tác giả ngầm thể hiện điều gì?

  • A. Những giá trị văn hoá hiện hữu trong đời sống con người Việt Nam.
  • B. Thái độ khẳng định, tự hào với truyền thống lâu đời, giá trị và vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống của người Việt Nam.
  • C. Giá trị kinh tế cùng giá trị nhân văn, tinh thần của các sản phẩm nghệ thuật của Việt Nam
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Mục đích viết của tác giả trong văn bản là gì?

  • A. Khẳng định tình trạng nghệ thuật dân tộc đang bị xói mòn cần phải được bảo vệ gấp.
  • B. Khẳng định những giá trị cốt lõi và những điểm mấu chốt để đưa nghệ thuật vào phát triển kinh tế, phục vụ xã hội.
  • C. Khẳng định lịch sử lâu đời, sự phong phú và giá trị độc đáo trong nghệ thuật truyền thống của người Việt.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu là một ý chính trong văn bản?

  • A. Một số loại hình nghệ thuật
  • B. Nghệ thuật và mạng xã hội
  • C. Nghệ thuật cổ truyền và nghệ thuật tân tiến
  • D. Nghệ thuật và sự phát triển kinh tế

Câu 4: Yếu tố nào được sử dụng trong chi tiết “đồ nữ trang được chế tác với một sự tinh tế và đa dạng vô song”?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Nghị luận

Câu 5: Yếu tố nào được sử dụng trong chi tiết “Nghệ thuật đúc đồng phát triển ở một số vùng của Việt Nam, ngay từ những thế kỉ đầu Công lịch”?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Nghị luận

Câu 6: Yếu tố nào được sử dụng trong chi tiết “nóc nhà, cột cổng, bình phong đều được trang trí với những màu sắc tươi tắn, nhiều khi sặc sỡ nhưng hài hoà với các màu sắc của phong cảnh, sự rực rợ của ánh sáng”?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Nghị luận

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Theo tác giả, thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt là gì?

Câu 2. (2 điểm) Theo tác giả, đặc trưng trong kiến trúc Việt là gì? Kiến trúc đền chùa của người Việt có những đặc trưng gì?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói kên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rổi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.”

(Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)

Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?

  • A. cảnh tượng cho chữ
  • B. mùi hương thơm của mực
  • C. lời tâm sự của Huấn Cao với thầy Quản
  • D. lời khuyên của Huấn Cao

Câu 2: Ta, tôi là những nhân vật nào trong truyện

  • A. Viên quản nguc
  • B. Huấn Cao
  • C. Thầy Quản
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 3: Từ “Thiên lương” có nghĩa là gì

  • A. Bản tính tốt đẹp vốn có của con người
  • B. Bản tính tốt do mài dũa
  • C. Cả 2 đều đúng
  • D. Cả 2 đều sai

Câu 4: Quan điểm thẩm mĩ của tác giả ở đoạn văn trên là gì?

  • A. Muốn chơi chữ phải giữ thiên lương
  • B. Chơi chữ còn là chuyện cách sống, chuyện văn hóa
  • C. Cả 2 đều đúng
  • D. Cả 2 đều sai

Câu 5: Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao là gì? "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người".

  • A. Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác.
  • B. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.  
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 6: Lời khuyên của Huấn Cao dành cho thầy Quản là gì?

  • A. Thay chốn nơi ở
  • B. Thoát khỏi nghề coi ngục
  • C. Giữ thiên lương cho lành vững
  • D. Tất cả đều đúng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Văn bản được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 2: (2 điểm) Lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục có ý nghĩa gì? Vì sao Huấn Cao lại khuyên viên quản ngục bỏ nghề

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 10 KNTT bài 8 Nghệ thuật truyền thống của người Việt, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 10 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 8

Bình luận

Giải bài tập những môn khác