Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 kết nối bài 9: Về chính chúng ta

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 kết nối bài 9: Về chính chúng ta. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả Các-lô Rô-ve-li

- Các-lô Rô-ve-li sinh năm 1956, là nhà vật lí học lí thuyết, nhà văn, sinh ra ở I-ta-li-a, chủ yếu làm việc ở Mỹ và Pháp.

- Các nghiên cứu của ông tập trung vào lĩnh vực lực hấp dẫn lượng từ. Ông cũng nghiên cứu sâu về lịch sử và khoa học triết học. Những công việc này đã giúp ông có một tri thức tổng hợp rộng lớn và cái nhìn toàn diện, sâu sắc về vũ trụ và đời sống.

2. Tác phẩm

- Thể loại: Văn nghị luận

- Xuất xứ: Văn bản “Hành trang cuộc sống” được trích từ cuốn sách “7 bài học hay nhất về vật lí”.

- Nội dung: Cuốn sách nổi tiếng 7 bài học hay nhất về vật lí của ông được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2014, đã được dịch sang 41 thứ tiếng và bán hàng triệu bản khắp thế giới. Không chỉ là một cuốn cẩm nang súc tích về vật lí học hiện đại, cuốn sách còn chứa đựng những suy tư mang tính chất triết học về thế giới và con người. Ở đó, khoa học, triết học, văn chương và tôn giáo đã được kết hợp một cách hài hòa, cho người đọc thấy được vẻ đẹp huyền bí của thế giới này.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến "chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy"): trình bày quan điểm của tác giả về vị trí của con người trong thế giới.

+ Phần 2 (từ "Chúng ta, con người" đến "Ngay chính linh hồn chúng ta cũng chỉ là một ví dụ bé nhỏ"): trình bày các luận điểm chính để bảo vệ cho quan điểm của mình.

+ Phần 3 (từ "Tự nhiên là nhà của chúng ta" đến hết): Tác giả khẳng định vấn đề

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Quan điểm của tác giả và các luận điểm chính trong văn bản

- Tác giả đã nêu một loạt câu hỏi về vị trí, vai trò của con người trong thế giới vô tận

=> Cách đặt vấn đề gợi sự tò mò, kích thích suy nghĩ của tác giả, gây ấn tượng mạnh đối với người đọc.

- Quan điểm của tác giả: “Tôi đã trình bày thế giới trông như thế nào dưới ánh sáng khoa học, và chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy.”

=> Tác giả nêu quan điểm rõ ràng, ngắn gọn. Đó là quan điểm của một nhà khoa học.

2. Những lí lẽ, bằng chứng được sử dụng trong văn bản

⁕ Các luận điểm và lí lẽ, bằng chứng

a. Luận điểm 1: Sự tồn tại của chúng ta chỉ là một phần nhỏ bé của vũ trụ.

- Lí lẽ:

+ Chúng ta là các nút trong một mạng lưới…

+ Chúng ta được làm ra từ cùng những nguyên tử, cùng những tín hiệu ánh sáng giống như nguyên tửcác thiên hà

- Dẫn chứng:

+ Chúng ta được làm ra từ cùng những nguyên tử, cùng những tín hiệu ánh sáng giống như nguyên tử”,

+ “Chúng ta từng nghĩ rằng mình là thứ tồn tại duy nhất, một chủng loài tách biệt hẳn với họ các động vật và thực vật, rồi phát hiện ra rằng mình là hậu duệ có cùng các tổ tiên với mọi sinh thể quanh ta”.

- Biện pháp tu từ:

+ Chúng ta từng tin rằng mình… hoá ra không phải vậy. Chúng ta nghĩ rằng mình… rồi phát hiện ra rằng…Chúng ta…Chúng ta…

=> Biện pháp điệp ngữ “chúng ta từng tin rằng” “chúng ta từng nghĩ rằng” giúp lời văn trở nên uyển chuyển, nhấn mạnh đối tượng vấn đề là con người, làm rõ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, tạo nên giọng điệu mạnh mẽ, thể hiện niềm tin chắc chắn của tác giả vào quan điểm của mình.

+ Chúng ta giống như đứa trẻ, khi lớn lên nhận ra rằng thế giới không chỉ vẻn vẹn là những gì ở quanh mình như nó tưởng khi còn bé;…

=> Biện pháp so sánh có tác dụng: giúp chúng ta hình dung sự hiểu biết của con người về vũ trụ giống như hiểu biết của đứa trẻ về thế giới xung quanh nó khi còn bé

b. Luận điểm 2: Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới.

+ Lí lẽ:

+ Mọi vật đều không ngừng tương tác với nhau, và khi làm thế, mỗi người trong chúng ta đều mang theo cái dấu vết của cái mà ta đã tương tác và theo nghĩa ấy, mọi vật không ngừng trao đổi thông tin về nhau

+ “Chất liệu căn bản làm nên tư duy của chúng ta là tập hợp vô cùng phong phú các thông tin được tích luỹ, trao đổi và không ngừng được xây dựng kĩ lưỡng”.

+ Bằng chứng: “Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời, một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta”.

c. Luận điểm 3: Đạo đức, cảm xúc, tình yêu của chúng ta cũng là một phần của tự nhiên.

Lý lẽ: “Thực tại của chúng ta là những giọt nước mắt và nụ cười, lòng biết ơn và vị tha, sự trung thành và phản bội, là quá khứ luôn ám ảnh chúng ta và sự thanh thản. Thực tại của chúng ta được làm nên từ xã hội của chúng ta, từ cảm xúc nhờ âm nhạc đem lại, từ các mạng lưới kiến thức chung đan dệt phong phú mà chúng ta cùng nhau xây đắp”.

- Nghệ thuật: liệt kê, điệp ngữ “Thực tại của chúng ta” giúp lí lẽ, dẫn chứng phong phú, chính xác, giọng văn mạnh mẽ, thuyết phục.

⁕ Những tri thức khoa học được đề cập đến trong văn bản

- Những tri thức khoa học: Chúng ta được làm ra từ cùng những nguyên tử, cùng những tín hiệu ánh sáng giống như nguyên tử, chúng ta không phải ở trên một hành tinh nằm tại trung tâm vũ trụ, chúng ta là hậu duệ có cùng các tổ tiên với mọi sinh thể quanh ta, một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời...

- Nguồn gốc của tri thức: Các tri thức được đề cập trong văn bản bắt nguồn từ tri thức khoa học tự nhiên hiện đại, dựa trên nền tảng của học thuyết tiến hoá, thiên văn học, di truyền học.

- Ý nghĩa của những tri thức trong việc làm sáng tỏ những luận điểm chính: Đó là những bằng chứng làm sáng tỏ cho luận điểm chính. Vì những tri thức này là tri thức khách quan, được kiểm chứng bởi các nhà khoa học có uy tín, đã được chứng minh bằng khoa học hiện đại nên chúng rất thuyết phục, đáng tin cậy. Tất nhiên, khoa học vẫn đang không ngừng phát triển và có thể trong tương lai có rất nhiều các học thuyết, bằng chứng khoa học thậm chí có thể phản biện, đi ngược lại những học thuyết trên.

* Các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản

+ Chi tiết: Đại dương mênh mông những gì chưa biết, rực sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí. Yếu tố biểu cảm còn được bộc lộ trong cách sử dụng biện pháp điệp ngữ, các câu cảm thán trong văn bản.

+ Tác dụng:

  • Yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung được vẻ đẹp kì diệu của thế giới mà ta đang sống.
  • Yếu tố biểu cảm giúp bộc lộ tình yêu, sự ngưỡng mộ của tác giả đối với sự kì diệu của thực tại.
  • Mặc dù nhìn cuộc sống từ lăng kính của một nhà khoa học, sử dụng các bằng chứng, lí lẽ là các tri thức khoa học khách quan, nhưng việc sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm đã khiến cho văn bản nghị luận trở nên uyển chuyển, xúc động, hấp dẫn. à Miêu tả và biểu cảm vì thế giúp gia tăng sức thuyết phục của văn bản nghị luận.

4. Mối quan hệ giữa con người và thực tại và khả năng nhận thực thế giới của con người

- Mối quan hệ giữa con người và thực tại

+ Tác giả văn bản là một nhà vật lí học thiên văn, đồng thời là một nhà triết học.

·      Tác giả là một nhà vật lí học thiên văn à tác giả thể hiện quan điểm về thế giới với tư cách một nhà khoa học, góc nhìn khoa học và vấn đề được nhìn nhận khách quan, chân thực, thuyết phục

·  Tác giả còn là một nhà triết học -> tác giả thể hiện sự suy tư, cắt nghĩa về bản chất của thực tại, về mối quan hệ giữa con người và thực tại từ góc nhìn triết học -> từ đó giúp ông nhận rõ sự nhỏ bé của con người trước sự lớn lao, kì vĩ và vẻ đẹp tuyệt đối của thực tại.

5. Kết luận vấn đề

 - Tác giả khẳng định và nâng cao vấn đề: Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình”.

-  Biện pháp so sánh, nhằm nhấn mạnh lại mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ giữa con người và tự nhiên, kết luận nâng cao quan điểm chính: Chúng ta là một phần của tự nhiên. Tự nhiên là nhà của chúng ta.

- Tác giả trình bày quan điểm của tác giả về khả năng nhận thức thế giới của con người: + Ai mà biết rằng còn tồn tại bao nhiêu những điều phức tạp phi thường gì khác, dưới các dạng thức mà có lẽ chúng ta không thể hình dung nổi, trong những khoảng không vô tận của vũ trụ

+ Tri thức của chúng ta về thế giới không ngừng tăng lên

+ đại dương mênh mông những gì chưa biết, rực sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí

=> Quan điểm của tác giả: thế giới mà chúng ta đang sống là mênh mông, vô hạn; những gì mà chúng ta khám phá ra là hữu hạn. Còn rất nhiều điều mà chúng ta vẫn chưa tìm hiểu hết. Nhưng trí tò mò của con người là vô hạn, vì thế, tri thức của ta không ngừng tăng lên.

III. TỔNG KẾT

1.  Nội dung

- Văn bản đã trình bày quan điểm của tác giả về mối quan hệ chặt chẽ của con người với tự nhiên, vị trí của con người trong tự nhiên; chứa đựng những suy tư mang tính chất triết học về thế giới và con người. Qua đó, tác giả thể hiện tư duy sắc bén của một nhà khoa học, nhà triết học.

2. Nghệ thuật

- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, yếu tố miêu tả biểu cảm kết hợp.

- Các biện pháp tu từ so sánh, điệp cấu trúc, liệt kê được sử dụng linh hoạt, hiệu quả.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 9: Về chính chúng ta, kiến thức trọng tâm ngữ văn kết nối bài 9: Về chính chúng ta, nội dung chính bài Về chính chúng ta

Bình luận

Giải bài tập những môn khác