Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 33
Soạn bài Củng cố, mở rộng sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học
Câu 1. Từ những hiểu biết về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, hãy nêu các yếu tố cơ bản làm nên sức thuyết phục của một văn bản chính luận.
Trả lời:
* Các yếu tố cơ bản làm nên sức thuyết phục của Bình Ngô đại cáo: Kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn:
- Nêu tư tưởng nhân nghĩa và tố cáo tội ác của quân xâm lược.
- Khẳng định sự tự chủ, độc lập của Đại Việt.
- Sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục.
* Sức thuyết phục của một văn bản chính luận: kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ, thực tiễn và yếu tố biểu cảm.
Câu 2. Các văn bản đọc (Tác gia Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo, Bảo kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy sơn) đã giúp bạn có thêm hiểu biết gì về đóng góp của Nguyễn Trãi cho nền văn học, văn hóa dân tộc?
Trả lời:
Các văn bản đọc (Tác gia Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo, Bảo kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy sơn) đã giúp em có hiểu Nguyễn Trãi là một tác gia của văn học Việt Nam, là người am hiểu Nho học và vận dụng nó một cách nhuần nhuyễn, đồng thời cũng là người hoàn thiện thể thơ Nôm Đường luật.
Câu 3. Tìm đọc một số tác phẩm của Nguyễn Trãi thuộc các mảng sáng tác khác nhau: văn chính luận, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. Chỉ ra đặc điểm cơ bản về thể loại của một tác phẩm tự chọn.
Trả lời:
Một số tác phẩm của Nguyễn Trãi:
- Ba tiêu (Cây chuối) là một bài thơ Nôm có 4 câu, với 2 câu 7 tiếng và 2 câu 6 tiếng.
- Tái dụ Vương Thông thư (Thư dụ Vương Thông lần nữa) là một văn bản mang hình thức công văn, bàn việc nước, việc chiến, việc hòa, mang đậm tính chính luận.
Câu 4. Học thuộc lòng một số đoạn trong bản dịch Bình Ngô đại cáo và các bài thơ của Nguyễn Trãi có trong bài học này (Bảo kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy sơn).
Trả lời:
HS tự học thuộc lòng một số đoạn trong bản dịch Bình Ngô đại cáo và các bài thơ của Nguyễn Trãi có trong bài học này (Bảo kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy sơn).
Câu 5. Hãy chọn viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm. Dựa vào bài viết này để lập dàn ý cho một bài thuyết trình và tập thuyết trình trên cơ sở dàn ý đó.
Trả lời:
Câu 5. Đề bài: Các bạn trẻ Việt Nam ngày nay thường nhắn tin và viết trên mạng bằng những kí tự sai chính tả được các bạn gọi là "teencode". Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tác động của "teencode" đối với sự trong sáng của tiếng Việt.
Trả lời:
* Dàn ý:
- Mở bài: Nêu vấn đề cần giải quyết.
- Thân bài:
- Giải thích:
+ Bạn trẻ: là những người ở độ tuổi còn trẻ, đang đi tìm và mong muốn khẳng định bản thân; là những người nhận thức còn đang tiếp tục phát triển, chưa trưởng thành và chưa thể nhìn nhận bao quát, thấu đáo vấn đề.
+ Teencode: kí hiệu của người trẻ (Việt Nam).
+ Sự trong sáng của tiếng Việt: bản sắc tốt đẹp, không có hiện tượng pha tạp.
- So sánh teencode và sự trong sáng của tiếng Việt:
+ Teencode cũng là một dạng kí hiệu ngôn ngữ, được mã hóa, dùng để ghi lại âm thanh, lời nói, suy nghĩ, dùng để giao tiếp, truyền đạt thông tin à giống với ký hiệu ngôn ngữ. Tiếng Việt (cụ thể là chữ viết tiếng Việt) cũng là một ký hiệu ngôn ngữ.
+ Teencode dựa vào quy luật tiếng Việt, ngữ pháp, ngữ âm,... nhưng đã thay đổi cách viết (ký hiệu) so với chính tả tiếng Việt → Có sự pha tạp, không trong sáng.
- Sự ảnh hưởng của teencode đối với sự trong sáng của tiếng Việt:
+ Ảnh hưởng tích cực: biểu đạt được những nét nghĩa, sắc thái nghĩa mà tiếng Việt quy chuẩn trước nay vốn chưa biểu đạt được.
+ Ảnh hưởng tiêu cực: thiếu chuẩn mực, không có sự thống nhất.
=> Teencode chỉ nên viết vui đùa, ở lời nói hằng ngày, không mang tính nghiêm trang hay chính thức.
- Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của bản thân.
Bình luận