Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 120
Soạn bài Củng cố, mở rộng sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học
Câu 1. Các văn bản Về chính chúng ta, Con đường không chọn, Một đời như kẻ tìm đường gợi cho bạn suy nghĩ gì về cuộc sống?
Trả lời:
Các văn bản Về chính chúng ta, Con đường không chọn, Một đời như kẻ tìm đường gợi cho tôi suy nghĩ con người là một phần của tự nhiên, và đôi khi ta tưởng rằng mình là người quyết định cuộc sống nhưng không hẳn là như vậy. Chúng ta vẫn có quyền được lựa chọn, được quyết định nhưng những lựa chọn, quyết định đó sẽ dẫn đến điều gì lại không nằm trong tay chúng ta.
Câu 2. So sánh đặc trưng của bài luận về bản thân và văn bản nghị luận thông thường dựa theo gợi ý sau:
Tác phẩm | Bài luận về bản thân | Văn bản nghị luận thông thường |
Nội dung | ||
Cấu trúc | ||
Ngôn ngữ |
|
Trả lời:
Tác phẩm | Bài luận về bản thân | Văn bản nghị luận thông thường |
Nội dung | - Là văn bản nghị luận, thể hiện quan điểm, chủ kiến của người viết. - Hướng vào việc tự bày tỏ, tự soi xét và chia sẻ và những trải nghiệm, suy nghĩ,... của chính người viết. | - Chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được tư tưởng, quan điểm của tác giả. |
Cấu trúc | Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề. | Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề. |
Ngôn ngữ | Đơn nghĩa, sáng rõ, gần gũi, săc sảo, mang tính thuyết phục cao. | Đơn nghĩa, sáng rõ, săc sảo, mang tính thuyết phục cao. |
Câu 3. Tìm đọc thêm các văn bản về những nhân vật, sự kiện có ảnh hưởng lớn trong cuộc sống đương đại. Tổng hợp lại những thông tin đó dưới dạng biểu đồ, sơ đồ.
Trả lời:
* Chọn đọc thêm văn bản về GS Phan Văn Trường: GS Việt từng đàm phán 60 tỷ USD: 'Tự học ngoại ngữ từ những áp lực'. (https://vietnamnet.vn/gs-viet-tung-dam-phan-60-ty-usd-tu-hoc-ngoai-ngu-t...)
* Tổng hợp lại những thông tin trong văn bản dưới dạng biểu đồ, sơ đồ: Biểu đồ, sơ đồ đảm bảo các nội dung:
- Tự học ngoại ngữ từ những áp lực
- Dẫn chứng tự học tiếng Pháp: xuất phát từ lòng tự ái, luyện tập kể chuyện tiếu lâm trước gương.
- Dẫn chứng tự học tiếng Anh: xuất phát từ việc không muốn người Anh đứng “tay trên” mình.
- Dẫn chứng tự học tiếng Việt: xuất phát từ mong muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên Việt Nam tốt nhất nên học tiếng Việt mọi lúc mọi nơi, vừa viết, vừa đọc, vừa tra từ điển, vừa học từ chính sinh viên của mình.
- Hai phương pháp học ngoại ngữ: lấy áp lực hoặc tình yêu làm động lực.
- Dẫn chứng lấy tình yêu làm động lực: Học từ động lực tình yêu thông qua các bài hát.
- Dẫn chứng lấy áp lực làm động lực: Người Pháp cũng không giỏi hơn người Việt khi học tiếng Anh.
- Tự học chiếm 90% sự học.
- Dẫn chứng: Dẫn chứng từ chính cuộc đời GS Phan Văn Trường.
* Biểu đồ, sơ đồ:
Câu 4. Thuyết trình về một vấn đề xã hội trong các văn bản đã đọc mà bạn thấy hứng thú, trong đó có sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ.
Trả lời:
HS có thể lựa chọn thuyết trình về văn bản vừa nêu ở câu 3 và sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ bằng biểu đồ, sơ đồ để thuyết trình về văn bản đó và đưa ra ý kiến cá nhân mình.
Câu 5. Viết bài văn về một sự lựa chọn có ý nghĩa mà bạn đã trải qua.
Trả lời:
Trong cuộc sống, con người luôn phải đứng trước những lựa chọn và đưa ra quyết định. Tôi cũng vậy, tôi có một lựa chọn ý nghĩa mà tôi sẽ ghi nhớ cả đời này. Đó là lựa chọn đi học đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn.
Trong lớp, tôi thuộc hàng những học sinh giỏi và có tình yêu với môn Văn. Chính điều đó đã giúp tôi được lọt vào vòng trong sau kì thi chọn đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia. Thế nhưng, lúc này tôi phải đứng trước hai sự lựa chọn: Một là, tiếp tục học ở lớp, học kiến thức chính khóa để chuẩn bị thi đại học. Hai là, chọn học đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia. Tôi sẽ phải chấp nhận việc bù lại kiến thức sau thời gian ôn luyện đội tuyển. Nghĩa là tôi phải học gấp đôi các bạn bình thường, và việc có đạt giải khi đi thi hay không cũng là một áp lực khủng khiếp.
Tôi đã nghĩ rất nhiều, đã hỏi bạn bè và bố mẹ. Bạn tôi đã khuyên tôi hãy lắng nghe trái tim của mình. Trái tim tôi - trái tim với tình yêu môn Văn đã mách bảo tôi đi học đội tuyển. Thế là ba tháng học đội tuyển chính là quãng thời gian đẹp đẽ nhất trong thời học sinh của tôi. Nhờ học đội tuyển Quốc gia môn Văn, tôi đã hiểu thêm nhiều vấn đề lí luận văn học, tôi đã biết cách viết những bài nghị luận thể hiện được quan điểm cá nhân, tôi đã biết để ý đến xã hội, tôi có được những cảm nhận vi tế về các chi tiết trong tác phẩm văn học.
Cuối cùng, kết quả thi học sinh giỏi đã không như tôi mong muốn, và sau đó tôi đã phải ôn luyện, đuổi kịp kiến thức với các bạn trên lớp. Đó lại là một lần áp lực nữa của tôi. Nhưng cho đến bây giờ, tôi vẫn cảm thấy rất vui và biết ơn vì những tháng ngày miệt mài đó. Chính lựa chọn học đội tuyển đã cho tôi có được những kiến thức, kĩ năng mà tôi hằng mong muốn. Chính lựa chọn học đội tuyển đã cho tôi biết khi có áp lực, tôi đã mài giũa bản thân mình, đã vượt qua các kì thi như một kì tích. Người ta nói lửa thử vàng, gian nan thử sức. Tôi không dám nhận mình là một thứ vàng quý hiếm, nhưng tôi biết rằng, bản thân đã được tôi luyện qua những giây phút gắt gao của năm tháng học sinh trên ghế nhà trường.
Steve Jobs đã từng nói: "Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ!". Những năm tháng thời học sinh THPT của tôi chính là câu nói đó. Tôi đã khát khao, tôi đã dại khờ. Tôi đã để mình được đi theo tiếng gọi của tình yêu, bất chấp những nỗi lo sợ. Quả thực, tôi thấy mình thật may mắn vì đã chọn nghe theo trái tim. Đó là lựa chọn ý nghĩa nhất đến giờ mà tôi có. Để thay lời kết, tôi chỉ mong khi đứng trước những lựa chọn, bạn sẽ chọn được lựa chọn ý nghĩa cho bản thân mình.
Câu 6. Phỏng vấn một người thân hoặc một người bạn vê lựa chọn của họ trong cuộc sống (Tình huống họ phải lựa chọn là gì? Họ đã lựa chọn như thế nào? Vì sao họ lại có lựa chọn đó? Lựa chọn đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời của họ?...). Ghi chép lại nội dung cuộc phỏng vấn đó.
Trả lời:
Chọn phỏng vấn một một người bạn về lựa chọn ngành học đại học của họ:
- Tình huống người bạn phải lựa chọn: Quyết định học âm nhạc hay tiếng Pháp.
- Người bạn ấy đã quyết định chọn học tiếng Pháp.
- Người bạn ấy chọn học tiếng Pháp vì không còn ngành nào bạn đủ điểm vào đại học. Bạn và gia đình đã bị áp lực từ xã hội vì nếu bạn không học đại học, mọi người sẽ cho rằng bạn là học sinh trường chuyên mà hóa ra lại không thi nổi vào đại học.
- Lựa chọn đó đã giúp cho người bạn ấy hiểu được khát khao thực sự của bạn là gì. Bạn ấy đã chọn không tiếp tục theo học tiếng Pháp, và đã tìm cách để đến với âm nhạc: học hát, thi các chương trình ca nhạc trên truyền hình.
Bình luận