Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 10 Kết nối bài 1: Thực hành tiếng việt Sử dụng từ Hán Việt

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Từ Hán Việt là những từ như thế nào?

  • A. Là những từ được mượn từ tiếng Hán
  • B. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 2: Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?

 Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

 Non sông nghìn thuở vững âu vàng

  • A. Xã tắc
  • B. Ngựa đá
  • C. Âu vàng
  • D. Cả A và C

Câu 3: Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?

  • A. Hai
  • B. Ba
  • C. Bốn
  • D. Năm

Câu 4: Nghĩa của từ “tân binh” là gì?

  • A. Người lính mới
  • B. Binh khí mới
  • C. Con người mới
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 5: Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 6: Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập

  • A. Xã tắc
  • B. Đất nước
  • C. Sơn thủy
  • D. Giang sơn

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Giải thích nghĩa của những từ Hán Việt sau: nhân đạo, phụ tử, hữu duyên, thảo mộc

Câu 2. (2 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

 Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thây có thấy mùi thơm ở chậu nước bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Tìm 3 từ Hán Việt trong đoạn văn trên và giải thích ý nghĩa. 


I. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

A

A

A

A

B

II. Tự luận

Câu 1:

- Nhân đạo: đạo lí làm người  

- Phụ tử: cha con (phụ: cha, tử: con) 

- Hữu duyên: Có sự ràng buộc sẵn với nhau

- Thảo mộc: Cỏ và cây. Chỉ chung cây cối

Câu 2:

+ Hoài bão: Ôm ấp trong lòng, chỉ chỉ khí lớn lao.

+ thiên: tự nhiên; lương: tốt lành=> Thiên lương: Bản chất tốt của người ta

+ Tung hoành: Dọc ngang. Chỉ sự vùng vẫy bốn phương.


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Ngữ văn 10 KNTT bài 1: Thực hành tiếng việt Sử dụng từ Hán Việt, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 10 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác