Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức bài Chữ bầu lên nhà thơ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10 Bài 3 nghệ thuật thuyết phục trông văn nghị luận - bộ sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác phẩm “Chữ bầu lên nhà thơ” do ai sáng tác

  • A. Lê Đạt
  • B. Nguyễn Du
  • C. Nguyễn Tuân
  • D. Nguyễn Khuyến

Câu 2: Năm sinh và năm mất của Lê Đạt là?

  • A. 1930 – 2008
  • B. 1929 – 2008
  • C. 1928 – 2007
  • D. 1927 – 2007

Câu 3: Tên thật của tác giả Lê Đạt là gì?

  • A. Lê Công Đạt
  • B. Trần Công Đạt
  • C. Nguyễn Công Đạt
  • D. Đào Công Đạt

Câu 4: Quê của tác giả ở đâu?

  • A. Hà Nội
  • B. Bắc Giang
  • C. Bác Ninh
  • D. Đà Nẵng

Câu 5: Ông đã tham gia vào phong trào nào vào những năm 50?

  • A. Nhân Văn Giai Phẩm
  • B. Văn võ Giai Phẩm
  • C. Nhân Đạo Giai Phẩm
  • D. Văn kiếm Giai Phẩm

Câu 6: Năm 2007, cùng với Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, ông được tặng giải thưởng nào?

  • A. Giải thưởng Nhà nước về văn võ song toàn
  • B. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật
  • C. Giải thưởng về sáng tác thơ hay
  • D. Giải thưởng về tham gia cách mạng

Câu 7: Các tác phẩm sau tác phẩm nào không phải thơ của Lê Đạt?

  • A. Bài thơ trên ghế đá (chung với Vĩnh Mai, 1958)
  • B. 36 bài thơ tình (chung với Dương Tường, 1990)
  • C. Thơ Lê Đạt
  • D. Đồng chí

Câu 8: Thơ của Lê Đạt có những thể hiện nào?

  • A. Giàu nhạc điệu; nhiều sáng tạo, cách tân; phảng phất nhiều điển cố văn học và lịch sử
  • B. Chất chứa vô vàn những lối “chơi chữ” tạo hình hóm hỉnh
  • C. Đòi hỏi ở độc giả một trình độ thưởng thức cao
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” được trích từ đâu?

  • A. Đối thoại với đời và thơ
  • B. Bài thơ trên ghế đá
  • C. 36 bài thơ tình
  • D. Thơ Lê Đạt

Câu 10: Thể loại của tác phẩm trên là gì?

  • A. Văn bản thông tin
  • B. Nghị luận văn học
  • C. Tiểu thuyết
  • D. Văn bản tự sự

Câu 11: Phương thức biểu đạt của văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” là gì?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Nghị luận

Câu 12: Tác phẩm “Chữ bầu lên nhà thơ” được chia thành mấy phần?

  • A. 5 phần
  • B. 4 phần
  • C. 3 phần
  • D. 2 phần

Câu 13: Phần thứ nhất trong tác phẩm nói về điều gì?

  • A. Quan niệm về chữ thơ của tác giả
  • B. Quan niệm về làm thơ
  • C. Trách nhiệm của nhà thơ
  • D. Trách nhiệm của người đọc

Câu 14: Nội dung chính của văn bản là?

  • A. Điều làm nên một nhà thơ không phải là danh xưng mà là chính những con chữ mà họ sáng tạo ra
  • B. Văn bản đã phản ánh trách nhiệm của một nhà văn
  • C. Văn bản đã nêu lên trách nhiệm của một nhà văn chân chính là sáng tạo nên con chữ, tạo ra thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách và cá tính nghệ thuật của riêng mình
  • D. Cả A và C

Câu 15: Giá tị nội dung của tác phẩm là gì?

  • A. Tiểu luận thể hiện rõ quan niệm của Lê Đạt về nghề thơ, giúp soi sáng phần nào hướng tìm tòi độc đáo trong thơ ông
  • B. Theo tác giả, nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để tạo ra một bài thơ thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ cũng không giống chữ trong văn chương, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”
  • C. Trong quá trình sáng tạo chữ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải làm việc chăm chỉ trên những trang giấy để tạo ra những câu thơ hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành công tạo ra một bài thơ xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 16: Giá trị nghệ thuật của văn bản là?

  • A. Lời văn rõ ràng, rành mạch
  • B. Cách trình bày luận điểm rõ ràng
  • C. Lời văn súc tích, dễ hiểu
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 17: Theo tác phẩm, thơ gắn liền với cảm xúc như thế nào?

  • A. Những cảm xúc buồn tẻ, u sầu
  • B. Những cảm xúc bộc phát, bốc đồng, làm thơ không cần cố gắng
  • C. Những cảm xúc vui vẻ, hào hứng
  • D. Những cảm xúc làm thơ phải cố gắng nghĩ

Câu 18: Trong hình dung của bạn, nhà thơ phải là người như thế nào?

  • A. Là một người tri thức, vốn từ ngữ phong phú
  • B. Là người giàu trí tưởng tượng, có tâm hồn mộng mơ
  • C. Là người luôn quan tâm đến những vấn đề cuộc sống, về con người và về mọi thứ xung quanh
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 19: Tác giả “rất ghét” hay “không mê” những gì?

  • A. Tác giả “rất ghét” cái định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm.
  • B. Tác giả “không mê” những nhà thơ thần đồng.
  • C. Cả A và B
  • D. Tác giả không ghét hay không mê cái gì

Câu 20: “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?

  • A. Một nhà thơ không còn là nhà thơ nữa khi họ không qua “cuộc bỏ phiếu của chữ”
  • B. Họ không cúc cung tận tuỵ đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất
  • C. Làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ
  • D. Tất cả các đáp án trên

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác