Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối bài 5 Huyện đường

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài bài 5 Huyện đường - sách kết nối tri thức. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Huyện đường thuộc thể loại nào? 

  • A. Chèo. 
  • B. Tuồng. 
  • C. Kịch. 
  • D. Hát nói. 

Câu 2: Huyện đường được trích từ tác phẩm nào? 

  • A. Kim Nham. 
  • B. Nghêu Sò Ốc Hến. 
  • C. Đồ điếc. 
  • D. Quan Âm Thị Kính. 

Câu 3: Huyện đường là hồi thứ mấy của vở tuồng Nghêu Sò Ốc Hến? 

  • A. I
  • B. II
  • C. III
  • D. IV

Câu 4: Nội dung của đoạn trích Huyện đường là gì? 

  • A. Cảnh tri huyện và đề lại bàn bạc với nhau về các nhũng nhiễu người kêu kiện. 
  • B. Cảnh xử kiện của tri huyện. 
  • C. Cảnh huyện đường khi xử tội người vi phạm. 
  • D. Cảnh người dân kéo đến huyện đường xem xử kiện. 

Câu 5: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Huyện đường là gì? 

  • A. Nghệ thuật châm biếm có pha chút hài hước, hóm hỉnh. 
  • B. Ngôn từ dân gian, mộc mạc, dễ hiểu. 
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng. 
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai. 

Câu 6: Giá trị nội dung của đoạn trích Huyện đường là gì?

  • A. Châm biếm và vạch trần bộ mặt của xấu xa của những kẻ thuộc bộ máy cai trị như tri huyện và đề lại.
  • B. Phân nào cho thấy xã hội phong kiến xưa với những góc khuất, những kẻ tham lam dựa vào quan chức để nhũng nhiễu dân chúng.
  • C. Bộc lộ niềm cảm thông, thương xót đối với những người dân thấp cổ bé họng bị lợi dụng
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Nhan đề Huyện đường do người biên soạn sách giáo khoa đặt, đúng hay sai? 

  • A. Đúng. 
  • B. Sai. 

Câu 8: Khung cảnh huyện đường được bài trí như thế nào? 

  • A. Trên tường treo bức hoành phi đề hai chữ huyện đường, hai bên hai câu đối. 
  • B. Bàn giấy của tri huyện ở chính giữa, trên có ống hút, nghiên mực, điếu bình. 
  • C. Bàn của đề lại có nghiên bút và một chồng đơn từ.
  • D. Tất cả những chi tiết trên. 

Câu 9: Huyện đường có những sự việc chính nào?

  • A, Tri huyện bước ra, tự xưng tên tuổi, chức vụ, kinh nghiệm; đề lại theo hầu phía sau, hỏi thăm và thưa với tri huyện về vụ án của Thị Hến.
  • B. Sau khi bàn bạc, tri huyện và đề lại đưa ra phương án xử tù, phạt đòn và phạt tiền đối với Ốc, Nghêu và lí trưởng còn Sò và Hến thì đợi xem xét.
  • C. Lính lệ ra gọi cả bên nguyên, bên bị, nhân chứng vào hầu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Các nhân vật ở huyện đường, từ tri huyện đến đề lại, lính lệ, đề lại đều có bản chất và thủ đoạn giống nhau, đúng hay sai? 

  • A. Đúng.
  • B. Sai. 

Câu 11: Sự hô ứng nhịp nhàng trong lời thoại của hai nhân vật tri huyện và đề lại được thể hiện rõ trong văn bản, đúng hay sai? 

  • A. Đúng. 
  • B. Sai. 

Câu 12: Cách tri huyện tự giới thiệu mình có đặc điểm gì?

  • A. Rõ ràng, từ tốn, minh bạch
  • B. Thân thiện, cởi mở, vui vẻ
  • C. Lịch sự, khách sáo
  • D. Khoa trương, thị uy, hống hách

Câu 13: Khi đưa ra những mưu mô toan tính, thủ đoạn của mình, tri huyện có thái độ như thế nào?

  • A. Vui mừng, háo hức
  • B. Hả hê, trắng trợn, thỏa mãn
  • C. Lo lắng, bất an, lúng túng
  • D. Tự cao tự đại

Câu 14: Qua đoạn trích Huyện đường, thái độ và cách nhìn nhận của người dân xưa với chốn cửa quan được thể hiện như thế nào?

  • A. Tin tưởng, coi quan như phụ mẫu
  • B. Coi thường, khinh mạ
  • C. Tôn trọng, sùng bái
  • D. Sợ sệt, đáng thương

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác