Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 kết nối bài 5: Huyện đường

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 kết nối bài 5: Huyện đường. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thể loại

- Tuồng (hay còn gọi là luông tuồng, hát bộ, hát bội) là một loại hình kịch nhạc phát triển mạnh dưới triều Nguyễn ở vùng Nam Trung Bộ.

- Phân loại:

+ Tuồng cung đình

+ Tuồng dân gian

- Tuồng dân gian (tuồng hài) thường được xây dựng trên các tích kể về sinh hoạt đời thương, giàu yếu tố hài, châm biếm, các yếu tố hóa trang, phục trang, đạo cụ, động tác thường đơn giản.

2. Đọc văn bản

- Thể loại: tuồng

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Tri huyện xưng danh (từ “Quyền trọng” đến “chuyên cần”).

+ Phần 2: Tri huyện và đề lại tính kế bóp nặn người thưa kiện (từ “Bẩm quan ạ!” đến “Lệ đâu?”).

+ Phần 3: Lính lệ bắt đầu thực thi kế hoạch của “quan” (đoạn còn lại).

- Nội dung: Đoạn trích kể về các âm mưu, toan tính của những kẻ đại diện cho công quyền (tri huyện, đề lại và các lính lệ) nhằm “tróc tiền” của những người thưa kiện (gồm lí trưởng và trùm Sò)

3. Tác phẩm

a. Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến

- Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói hư tật xấu trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.

- Đây là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất

- Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có một số dị bản, kể khác nhau ở một vài chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen cuối vở

- Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Ký chỉnh lí (1957) gồm có tất cả ba hồi.

b. Văn bản Huyện đường

- Trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến, thuộc cảnh I của hồi thứ II, thể hiện cảnh tri huyện và đề lại bàn bạc với nhau về cách nhũng nhiễu người kêu kiện.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Hình ảnh những kẻ đại diện cho bộ máy công quyền

- Nhân vật Tri huyện:

+ Chức vụ: cai quản một huyện

+ Tính cách:

- Phô trương uy quyền, một kẻ thuộc loại “ăn trên ngồi trốc”, hưởng đủ mùi phú quý và quen sống phóng đãng 

- Cậy quyền cậy thế để tự tung tự tác, bất chấp công lí, đạo lí, miễn sao vơ vét được nhiều

-> đặc điểm chung của tầng lớp thống trị

- Nhân vật Đề lại

+ Chức vụ: là viên thư kí ở huyện đường

+ Tính cách: Mưu mô, xảo quyệt, tìm cách để bóc lột của dân.

- Lính lệ

+ Chức vụ: người hầu giúp việc cho quan.

+ Tính cách: biết lợi dụng hoàn cảnh để vòi tiền của dân.

- Giữa ba nhân vật, tuy có chức phận, tính cách và hành động khác nhau nhưng hoàn toàn “gặp gỡ” nhau ở bản chất tham lam và mánh khoé đục khoét người dân “thấp cổ bé họng”. Sự “phối hợp hoạt động” của cả ba có thể làm bộ máy chính quyền trở nên thối nát, gây ra nhiều tai hoạ cho xã hội.

- Việc tri huyện và đề lại không cần phải giữ ý với nhau là việc hoàn toàn tự nhiên, dễ hiểu vì hai nhân vật này có sự tương đồng về bản chất (như trên đã nói), lại có quá trình cấu kết với nhau lâu dài trong việc tróc nã, chiếm đoạt tiền bạc từ người thưa kiện.

-> Thể hiện cách đánh giá của nhân dân trong xã hội phong kiến chưa: “cửa quan” là chốn đày những kẻ đục khoét, mưu mô, luôn tìm cơ hội vơ vét “cho đầy túi tham” và những người dân luôn ở thế yếu, “thấp cổ bé họng”.

2. Giá trị nổi bật của màn tuồng

- Giá trị nội dung:

+ Đoạn trích châm biếm và vạch trần bộ mặt của xấu xa của những kẻ thuộc bộ máy cai trị như tri huyện và đề lại.

+ Phần nào cho thấy xã hội phong kiến xưa với những góc khuất, những kẻ tham lam dựa vào quan chức để nhũng nhiễu dân chúng.

- Nghệ thuật:

+ Hệ thống lời thoại rất tinh tế, hàm súc, bộc lộ được tính cách và bản chất của các nhân vật.

+ Lời tự giới thiệu (hình thức nói lối) của nhân vật tri huyện mang tính chất ước lệ, là ngôn ngữ của nghệ thuật, đảm nhiệm chức năng vừa là hành động theo tích trò đã xác định, vừa định hướng suy nghĩ, cảm nhận của khán giả về chính sự việc đang diễn ra.

+ Cách khắc họa nhân vật độc đáo

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Giá trị hiện thực:

+ Đoạn trích châm biếm và vạch trần bộ mặt của xấu xa của những kẻ thuộc bộ máy cai trị như tri huyện và đề lại

+ Phần nào cho thấy xã hội phong kiến xưa với những góc khuất, những kẻ tham lam dựa vào quan chức để nhũng nhiễu dân chúng

- Giá trị nhân đạo: Bộc lộ niềm cảm thông, thương xót đối với những người dân thấp cổ bé họng bị lợi dụng

2.  Nghệ thuật

- Đoạn trích châm biếm và vạch trần bộ mặt của xấu xa của những kẻ thuộc bộ máy cai trị như tri huyện và đề lại

- Phần nào cho thấy xã hội phong kiến xưa với những góc khuất, những kẻ tham lam dựa vào quan chức để nhũng nhiễu dân chúng

- Bộc lộ niềm cảm thông, thương xót đối với những người dân thấp cổ bé họng bị lợi dụng

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 5: Huyện đường, kiến thức trọng tâm ngữ văn kết nối bài 5: Huyện đường, nội dung chính bài Huyện đường

Bình luận

Giải bài tập những môn khác