Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối bài 5 Huyện đường (P2)
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 5 Huyện đường Phần 2 - sách kết nối tri thức. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Văn bản Huyện đường của tác giả nào?
- A. Bùi Văn Nguyên
- B. Đỗ Bình Trị
- C. Ngô Sĩ Liên
D. Dân gian
Câu 2: Văn bản Huyện đường thuộc thể loại nào?
- A. Tuồng bi
- B. Tuồng hiện đại
C. Tuồng hài
- D. Tuồng cung đình
Câu 3: Vản bản Huyện đường trích từ tác phẩm nào?
- A. Vở chèo Kim Nham.
- B. Vở chèo Quan Âm Thị Kính.
C. Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.
- D. Vở tuồng Lưu Bình Dương Lễ.
Câu 4: Điền vào chỗ trống để được khái niệm đúng về thể loại tuồng:
Tuồng là thể loại văn học (...) mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của (...) giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất (...) là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng.
- A, viết/ múa/ lãng mạn.
B. dân gian/ con người/ bi hùng.
- C. dân gian/ sân khấu/ sân đình.
- D. quạt/ loài người/ lãng mạn.
Câu 5: Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến xuất hiện vào thời điểm nào?
- A. Đầu thế kỉ XIX.
- B. Đầu thế kỉ XX.
- C. Cuối thế kỉ XVIII.
D. Cuối thế kỉ XIX.
Câu 6: Nhân vật nào không xuất hiện trong trích đoạn Huyện đường?
- A. Thị Hến.
- B. Đề Lại.
C. Trùm Sò.
- D. Tri Huyện.
Câu 7: Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành sự kiện chính của trích đoạn tuồng Huyện đường:
Huyện đường là đoạn trích trong tác phẩm Nghêu, Sò, Ốc, Hến kể lại một cảnh làm việc nơi huyện đường, vào thời điểm diễn ra cuộc (...) liên quan đến vụ trộm của (...). Trí lại, đề huyện và lính lệ đang suy tính bàn cãi tính kế xử kiện như thế nào để có thể lấy được (...) nhất từ những kẻ có liên quan như Sò, Ốc và Nghêu
- A. kiện tụng/ Trùm Sò/ nhiều tiền.
- B. vụ kiện/ Nghêu/ công lý.
C. kiện tụng/ Thị Hến/ nhiều tiền.
- D. vụ án/ Thị Hến/ nhiều tiền.
Câu 8: Nhân vật chính diện trong tuồng thường mang đặc điểm gì?
A. Ngay thẳng, cương trực, đi đứng đàng hoàng.
- B. Gian xảo, láo liên, uốn éo.
- C. Hiền lành, nhân hậu, tốt bụng.
- D. Thông minh, sáng sủa, thư sinh.
Câu 9: Điệu hát “nói lối” trong tuồng được hiểu là gì?
- A. Nói lái.
- B. Nói khoa trương.
- C. Nói nhiều.
D. Nói một lúc rồi hát.
Câu 10: Đâu không phải là giá trị nghệ thuật trong trích đoạn Huyện đường?
- A. Có sự đan xen, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói và hát.
- B. Ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa.
C. Thành công với thủ pháp đòn bẩy.
- D. Cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình.
Câu 11: Những nhân vật nào đại diện cho bộ máy công quyên trong đoạn trích Huyện đường?
A.Tri huyện, Đề lại.
- B. Lính lệ A, lính lệ B.
- C. Thị Hến, Trùm Sò.
- D. Trùm Sò, Nghêu.
Câu 12: Những lời thoại sau của hệ thống quan lại cho thấy điều gì về họ?
" Nha lại vắng bẩm thân,⁄/ Dân xã không đấu cáo" thì đề lại xác nhận ngay: "Vâng, hôm nay
chả thấy ai kiện cáo gì cả".
- A. Quan lại chỉ mong có kiện cáo để có việc làm.
B. Quan lại chỉ mong có kiện cáo để kiếm chác.
- C. Quan lại chỉ mong có kiện cáo để chứng tỏ năng lực.
- D. Quan lại chỉ mong có kiện cáo để dân an lành.
Câu 13: Trích đoạn tuồng Huyện đường có tình huống là gì?
- A. Thị Hến bị giải lên công đường.
B. Huyện đường xử vụ kiện của Nghêu, Sò, Ốc.
- C. Thị Hến hẹn cả ba người đang muốn tán tỉnh mình đến nhà cùng một lúc.
- D. Thị Hến mua đồ của Nghêu và Ốc.
Câu 14: Lời nói “Vâng, tôi xin hậu tạ, anh cứ giúp đỡ cho.” là lời của nhân vật nào trong trích đoạn ắc mưu Thị Hến?
- A. Nghêu.
B. Trùm Sò.
- C. Đề Hầu.
- D. Huyện Trìa.
Câu 15: Đoạn độc thoại sau thể hiện tri huyện có thái độ gì với cuộc sống của mình?
Quan chức nghĩ nên thú vị
Vào ra cũng phải chuyên cần
- A. Khinh bỉ.
- B. Chê bai.
- C. Bất bình.
D. Hài lòng.
Câu 16: Nguyên nhân nào đã diễn ra kiện tụng trong văn bản Huyện đường?
A. Ốc hợp tác với Nghêu đột nhập nhà trùm Sò để ăn trộm.
- B. Nghêu, Sò, Ốc tán tỉnh Thị Hến.
- C. Sự hiểu lầm giữa Thị Hến và Trùm Sò.
- D. Cuộc gây gổ trong nhà Trùm Sò.
Câu 17: Tác giả dân gian đã thể hiện thái độ gì với các nhân vật Trùm Sò, Đề Hầu, Huyện Trìa trong đoạn trích Huyện đường?
- A. Căm hận đến xương tủy.
- B. Lên án nhẹ nhàng.
C. Phê phán, tố cáo.
- D. Ngợi ca, bảo vệ.
Câu 18: Dòng nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của trích đoạn Huyện đường?
A, Ca ngợi người phụ nữ tài sắc, thông minh, khôn khéo và sắc sảo, biết cách giữ gìn tiết
- hạnh của mình.
- B. Phơi bày những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng
- tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến.
- C. Lên án, phê phán cơ hội, quen thói cửa quyền, sống trong dục vọng tầm thường, làm
- những việc trái với luân thường đạo lý.
- D. Phê phán, lên án sự tham nhũng của tầng lớp quan lại trong xã hội cũ.
Câu 19: Trong văn bản Huyện đường, lời giới thiệu về bản thân của trí huyện ở đầu văn bản thể hiện đây là một vị quan?
- A. Liêm khiết, yêu dân như con.
- B. Vô tâm, sống chết mặc dân.
C. Tham nhũng, ngu dốt và tự phụ.
- D. Độc ác, tàn bạo, máu lạnh.
Câu 20: Đâu là nhận xét đúng về các nhân vật quan lại trong văn bản Huyện đường?
- A. Liêm minh, thông minh sáng suốt.
- B. Trí tuệ uyên thâm, xử kiện như thần.
C. Tham lam, ham hối lộ chứ không có ý định xử kiện công bằng.
- D. Nhiệt tình nhưng chưa có năng lực xử kiện.
Xem toàn bộ: Soạn bài Huyện đường
Bình luận