Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức Ôn tập học kì I (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tác phẩm nào sau đây không thuộc thể loại truyện truyền kì
- A. Thánh tông di thảo
- B. Truyền kì mạn lục
- C. Truyền kì tân phá
D. Hoàng Lê nhất thống chí
Câu 2: Vì sao Tử Văn quyết định đốt đền?
- A. Vì muốn tỏ bày thái độ ngất ngưỡng, khinh bạc của mình.
- B. Vì muốn bảo vệ quyền lợi, danh phận cho viên Thổ Công.
C. Vì muốn diệt trừ kẻ đang làm yêu làm quái trong dân gian.
- D. Vì xem thường thánh thần và không tin điều mê tín dị đoan.
Câu 3: Tên tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ có nghĩa là
- A. Tập sách ghi chép những chuyên kì lạ và được lưu truyền
- B. Tập sách ghi chép những điều hoang đường
C. Tập sách ghi chép tản mạn những điều kì lạ và được lưu truyền
- D. Tập sách ghi chép những điều kì lạ.
Câu 4: Nhận xét nào dưới đây về Nguyễn Dữ là không chính xác
A. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không bao lâu thì lui về ở ẩn.
- B. Ông là tác giả truyện truyền kì mạn lục nổi tiếng nhất thời kì văn học trung đại Việt Nam.
- C. Ông chưa rõ năm sinh, năm mất, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- D. Ông sống vào khoảng thế kỉ XVI.
Câu 5: Định nghĩa nào đúng với “ chức Phán sự trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ?
- A. Quan đứng đầu một tổng.
B. Quan xem xét cho vụ kiện tụng, giúp việc cho người sử án.
- C. Quan xét sử các vụ tranh, chấp kiện tụng thời xưa.
- D. Quan quản hạt một địa phương.
Câu 6: Nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật Tử Văn được tác giả tô đậm, nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm là gì?
A. Cương trực, khẳng khái.
- B. Ngất ngưởng, khinh bạc.
- C. Điềm tĩnh, tự tin.
- D. Tài hoa, hào hiệp.
Câu 7: Sau khi đốt đền, Tử Văn đã trải qua cả một cuộc phiêu lưu dài. Thứ tự các sự việc trong cuộc phiêu lưu đó lần lượt là:
- A. Sốt – gặp Thổ công – gặp người tự xưng là cư sĩ – xuống âm phủ gặp Diêm Vương.
B. Sốt –gặp người tự xưng là cư sĩ – gặp Thổ công – xuống âm phủ gặp Diêm Vương.
- C. Gặp người tự xưng là cư sĩ – sốt – gặp Thổ công – xuống âm phủ gặp Diêm Vương.
- D. Gặp người tự xưng là cư sĩ – gặp Thổ công – sốt - xuống âm phủ gặp Diêm Vương.
Câu 8: Có hai lần tác giả nói đến cơn sốt của tử Văn. Vị trí của lần thứ hai kể về cơn sốt của Tử Văn (Đến đêm, bệnh càng nặng thêm) được xác định thế nào?
- A. Sau khi đốt đền, trước khi gặp người tự xưng là cư sĩ.
- B. Sau khi gặp người tự xưng là cư sĩ, trước khi gặp Thổ công.
C. Sau khi gặp Thổ công, trước khi xuống âm phủ gặp Diêm Vương.
- D. Sau khi gặp Diêm Vương.
Câu 9: Thông tin nào sau đây chưa chính xác về nhà văn Nguyễn Tuân?
- A. Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987.
- B. Ông sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình nhà nho.
C. Ông đạt được nhiều thành tựu rực rỡ ở thể loại văn học tiểu thuyết.
- D. Năm 1996, Nguyễn Tuân được nhà nước tặng giải thưởng Hồ chí Minh về văn học nghệ thuật.
Câu 10: Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương khi nào?
- A. Khi đang học thành chung
- B. Trong tù ở Thái Lan
C. Sau khi ra tù
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 11: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trích từ tập nào sau đây?
A. Vang bóng một thời
- B. Một chuyến đi
- C. Chiếc lư đồng mắt cua
- D. Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi.
Câu 12: Nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm được thể hiện ở:
- A. Tạo dựng tình huống truyện độc đáo.
- B. Cảnh trong tác phẩm được xây dựng bằng nghệ thuật tương phản, làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, tính cách và hoàn cảnh.
- C. Khắc họa tính cách nhân vật - nhân vật được dựng lên bằng bút pháp lý tưởng hóa cảm hứng lãng mạn, ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 13: Giá trị nội dung của tác phẩm Chữ người tử tù là:
- A. Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất.
- B. Thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp.
- C. Bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà văn Nguyễn Tuân.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 14: Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” có đoạn: “Trong đề lao ngày đêm cửa tù đợi phút cuối cùng, đúng như lời thơ xưa, vẫn đằng đẵng như nghìn năm ở ngoài”. “Lời thơ xưa” ở đây là câu nào dưới đây?
- A. Sầu đong càng lắc càng đầy; Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.
- B. Nhất nhật bất kiến như tam thu
- C. Thân thế tại ngục trung; Tinh thần tại ngục ngoại
D. Nhất nhật tại tù; Thiên thu tại ngoại.
Câu 15: Trong những yếu tố Hán Việt sau, yếu tố nào không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép?
- A. Học.
- B. Đầu(cái đầu).
- C. Hoa(bông hoa).
D. Sơn(núi).
Câu 16: Từ nào có nghĩa là “người đốn củi” trong các từ Hán Việt sau:
- A. Sơn thủy
B. Tiều phu
- C. Viễn du
- D. Giang sơn
Câu 17: Từ Hán Việt là những từ như thế nào?
A. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt
- B. Là những từ được mượn từ tiếng Hán
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 18: Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?
- A. Gia vị
- B. Gia tăng
C. Gia sản
- D. Tham gia
Câu 19: Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập
- A. Sơn thủy
B. Quốc kì
- C. Sơn hà
- D. Giang sơn
Câu 20: Phần nào sau đây không thuộc phần thân bài của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
- A. Nêu các luận điểm chính về nội dung.
- B. Nêu các luận điểm chính về nghệ thuật.
- C. Phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
D. Đánh giá chung về vấn đề nghị luận.
Câu 21: Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần đáp ứng yêu cầu gì?
- A. Viết dài để thể hiện khả năng triển khai của người viết.
- B. Dùng những câu từ trau chuốt, giàu hình ảnh.
C. Thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết.
- D. Phải tìm những nhận xét của các chuyên gia để đưa vào bài làm.
Câu 22: Chủ đề của bài văn nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể là gì?
- A. Chủ đề
- B. Nhân vật
- C. Cốt truyện
D. Nhân vật.
Câu 23: Đâu là nhiệm vụ của kết bài trong văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là gì?
A. Nêu nhận định, đánh giá.
- B. Giới thiệu tác phẩm và ý kiến đánh giá sơ bộ.
- C. Nêu sự cảm thụ của bản thân.
- D. Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật.
Câu 24: Nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) là gì?
A. Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện hay chủ đề, nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể
- B. Các nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục
- C. Bài nghị luận phải có bố cục mạch lạc có lời văn chuẩn xác và gợi cảm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 25: Cho đề bài sau: Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?
- A. Giới thiệu về Nam Cao.
- B. Giới thiệu về Lão Hạc.
- C. Giới thiệu về ông giáo.
D. Giới thiệu về tác giả Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc và nhân vật ông Giáo.
Câu 26: Đâu là nhiệm vụ của mở bài trong văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là gì?
- A. Nêu nhận định, đánh giá.
- B. Giới thiệu tác phẩm và ý kiến đánh giá sơ bộ.
- C. Nêu sự cảm thụ của bản thân.
D. Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật.
Câu 27: Phần mở bài của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có nội dung nào sau đây?
A. Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá.
- B. Nêu lí lịch và hoàn cảnh nhân vật.
- C. Khẳng định giá trị của tác phẩm.
- D. Tất cả các phương án trên.
Câu 28: Cảnh sắc nào được gợi lên trong bài thơ trên của Ba-sô là gì?
- A. Bức tranh thiên nhiên hiền hòa, nên thơ.
- B. Cảnh sắc núi rừng thanh bình, rộn rã tiếng ve.
C. Cảnh u tịch, vắng lặng của chiều tà ở chốn đền thiêng.
- D. Tiếng ve ngâm rộn rã chào đón hè sang.
Câu 29: Thơ hai-cư thường được so sánh với điều gì?
A. Một bức tranh thủy mặc
- B. Một đóa hoa anh đào
- C. Một bộ trang phục Ki-mô-nô
- D. Một ngôi đền cổ
Câu 30: Hình ảnh làn sương thu gợi liên tưởng đến điều gì?
- A. Giọt lệ như giọt sương.
- B. Mái tóc của mẹ bạc như sương.
- C. Cuộc đời mờ ảo, hư vô như làn sương thu.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 31: Cảnh sắc nào được gợi lên trong bài thơ sau của Ba-sô là gì?
Vắng lặng u trầm
thấm sâu vào đá
tiếng ve ngâm.
- A. Bức tranh thiên nhiên hiền hòa, nên thơ.
- B. Cảnh sắc núi rừng thanh bình, rộn rã tiếng ve.
C. Cảnh u tịch, vắng lặng của chiều tà ở chốn đền thiêng.
- D. Tiếng ve ngâm rộn rã chào đón hè sang.
Câu 32: Bài thơ trên của Ba-sô thể hiện điều gì?
A. Nỗi xúc động khi gặp lại mẹ sau bao năm xa cách.
- B. Niềm nhớ nhung mong ước được trở về gặp mẹ của đứa con xa.
- C. Nỗi buồn đau của người con được tin mẹ mất mà không thể trở về.
D. Nỗi đau đớn khi cầm trên tay mớ tóc bạc của người mẹ đã mất.
Câu 33: Thơ hai-cư thường được so sánh với điều gì?
A. Một bức tranh thủy mặc.
- B. Một đóa hoa anh đào.
- C. Một bộ trang phục Ki-mô-nô.
- D. Một ngôi đền cổ.
Câu 34: Nhà thơ Đỗ Phủ được mệnh danh là gì?
- A. Thi tuyệt
- B. Thi tiên
- C. Thi thần
D. Thi thánh
Câu 35: Câu thơ nào trong bài Thu hứng cho biết nhà thơ đã xa quê hai năm?
- A. Giang san ba lãng kiêm thiên dũng
- B. Tái thượng phong vân tiếp địa âm
C. Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
- D. Cô chu nhất hệ cố viên tâm
Câu 36: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu kết bài Thu hứng là tâm trạng của ai?
- A. Người lính trận
- B. Người ở ẩn
- C. Người bị lưu đày
D. Người xa xứ
Câu 37: Hình ảnh Nước mắt ngày trước trong bài Thu hứng của Đỗ Phủ có ý nghĩa như thế nào?
- A. Nỗi khổ đau ngày trước.
B. Đã từng rơi lệ từ trước, không phải chỉ có bây giờ.
- C. Nỗi khổ đau hiện tại.
- D. Không phải nước mắt bây giờ.
Câu 38: Trong Hiền tài là nguyên khí quốc gia tại sao nói các thánh đế minh vương khuyến khích hiền tài thế vẫn chưa đủ?
A. Chưa đủ vì danh tiếng của hiền tài mới chỉ được vang danh ngắn ngủi, lẫy lừng một thời mà ko lưu truyền được lâu dài.
- B. Danh tiếng vang danh lâu dài
- C. Thánh đế minh vương không khuyến khích hiền tài
- D. Tất các các phương án trên.
Câu 39: Dòng nào dưới đây nêu thông tin không đúng về tiểu sử, thân thế của Thân Nhân Trung?
- A. Tự là Hậu Phủ, sinh năm 1418, mất năm 1499.
- B. Người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng (Bắc Giang)
- C. Đỗ tiến sĩ năm 1469.
D. Được vua Lê Thái Tông phong chức danh Tao đàn phó nguyên súy.
Câu 40: Thể loại mà Thân Nhân Trung sáng tác nhiều và đặc sắc nhất là:
A. Văn bia
- B. Thơ
- C. Phú
- D. Sử kí
Bình luận