Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức Ôn tập học kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức học kì 1 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tên tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ có nghĩa là

  • A. Tập sách ghi chép những chuyên kì lạ và được lưu truyền
  • B. Tập sách ghi chép những điều hoang đường
  • C. Tập sách ghi chép tản mạn những điều kì lạ và được lưu truyền
  • D. Tập sách ghi chép những điều kì lạ.

Câu 2: Nhận xét nào dưới đây về Nguyễn Dữ là không chính xác

  • A. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không bao lâu thì lui về ở ẩn.
  • B. Ông là tác giả truyện truyền kì mạn lục nổi tiếng nhất thời kì văn học trung đại Việt Nam.
  • C. Ông chưa rõ năm sinh, năm mất, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
  • D. Ông sống vào khoảng thế kỉ XVI.

Câu 3: Thể loại văn học dân gian nào nhằm giải thích, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người?

  • A. Sử thi dân gian
  • B. Truyền thuyết
  • C. Truyện thơ
  • D. Thần thoại

Câu 4: Văn bản Thần Trụ Trời thuộc loại văn bản nào?

  • A. Truyền thuyết
  • B. Truyện cổ tích
  • C. Thần thoại
  • D. Truyện ngụ ngôn 

Câu 5: Bố cục Chùm thơ hai-cư Nhật Bản được chia làm mấy phần?

  • A. 2 phần
  • B. 3 phần
  • C. 4 phần
  • D. 5 phần

Câu 6: Thơ hai-cư là thể thơ gì?

  • A. 4 câu, 28 âm tiết
  • B. 3 câu, 17 âm tiết
  • C. 4 câu, 20 âm tiết
  • D. 2 câu, 14 âm tiết

Câu 7: Quý ngữ là gì?

  • A. Từ chỉ thời gian.
  • B. Từ chỉ không gian.
  • C. Từ chỉ mùa.
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 8: Nhà thơ Ba - sô là một nhà thơ nổi tiếng của văn học Nhật Bản có tác phẩm chính nào?

  • A. Du kí Phơi thân đồng nội (1659); Đoản văn trong đây (1688)
  • B. Thu Hứng
  • C. Mùa xuân chín
  • D. Tất cả các tác phẩm trên

Câu 9 : Bài thơ Thu hứng gợi cho ta điều gì về tâm hồn nhà thơ Đỗ Phủ?

  • A. Tình yêu thiên nhiên.
  • B. Nỗi buồn về thời thế.
  • C. Nỗi buồn về thời thế và tình yêu quê hương sâu sắc.
  • D. Tình yêu quê hương.

Câu 10: Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về Đỗ Phủ?

  • A. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca.
  • B. Là một trong những nhà thơ có cuộc sống rất gian nan.
  • C. Cuối đời được triều đình trọng dụng, sống yên ấm cho tới lúc chết.
  • D. Là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất thời Đường của Trung Quốc.

Câu 11: Bốn câu đầu và bốn câu sau trong bài Thu hứng có quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Bốn câu đầu tả cảnh thu, bốn câu sau tả tình thu.
  • B. Bốn câu đầu tả cảnh trên cao, bốn câu sau tả cảnh dưới thấp.
  • C. Bốn câu đầu tả xa, bốn câu sau tả gần.
  • D. Bốn câu đầu tả cảnh, bốn câu sau tả người.

Câu 12: Cảm xúc tác giả trong hai câu luận của bài Thu hứng chủ yếu được gợi lên bởi điều gì?

  • A. Nỗi buồn vì chiến tranh loạn lạc.
  • B. Không thể trở về quê hương.
  • C. Sự nghèo khó.
  • D. Cuộc sống xa quê trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc.

Câu 13: Câu nào dưới đây không nói về cuộc đời của Hàn Mặc Tử?

  • A. Tuy gặp nhiều bất hạnh nhưng Hàn Mặc Tử vẫn thể hiện niềm lạc quan đến khâm phục.
  • B. Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, làm thơ lấy các bút danh là Hàn Mặc Tử, Minh Duệ Thi, Phong Trần, Lệ Thanh.
  • C. Sinh năm 1912 tại huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay thuộc Quảng Bình), mất năm 1940 tại Quy Nhơn.
  • D. Sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa, có hai năm học trung học ở trường Pe-rơ-lanh.

Câu 14: Dòng nào không chính xác về thơ văn Hàn Mặc Tử?

  • A. Trong thơ ông, ta thấy một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn, tha thiết và một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn.
  • B. Khuynh hướng siêu thoát và những hình ảnh ma quái trong thơ ông là biểu hiện của thái độ chán chường, thù hận cuộc đời.
  • C. Ông đã đưa vào Thơ mới những sáng tạo độc đáo, những hình tượng, ngôn từ thơ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng dồi dào.
  • D. Cùng với bút pháp lãng mạn, ông còn sử dụng cả bút pháp tượng trưng và bút pháp siêu thực.

Câu 15: Tác phẩm Mùa xuân chín được viết năm bao nhiêu?

  • A. 1935
  • B. 1936
  • C. 1937
  • D. 1938 

Câu 16: Bài thơ Mùa xuân chín được viết theo thể thơ nào? 

  • A. Năm chữ
  • B. Lục bát
  • C. Bảy chữ
  • D. Tám chữ

Câu 17: Nhan đề Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những loại từ nào?

  • A. Danh từ và động từ. 
  • B. Danh từ và số từ.
  • C. Số từ và tính từ. 
  • D. Động từ và lượng từ. 

Câu 18: Tác phẩm “Chữ bầu lên nhà thơ” do ai sáng tác

  • A. Lê Đạt
  • B. Nguyễn Du
  • C. Nguyễn Tuân
  • D. Nguyễn Khuyến

Câu 19: Năm sinh và năm mất của Lê Đạt là?

  • A. 1930 – 2008
  • B. 1929 – 2008
  • C. 1928 – 2007
  • D. 1927 – 2007

Câu 20: Thơ của Lê Đạt có những thể hiện nào?

  • A. Giàu nhạc điệu; nhiều sáng tạo, cách tân; phảng phất nhiều điển cố văn học và lịch sử
  • B. Chất chứa vô vàn những lối “chơi chữ” tạo hình hóm hỉnh
  • C. Đòi hỏi ở độc giả một trình độ thưởng thức cao
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 21: “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?

  • A. Một nhà thơ không còn là nhà thơ nữa khi họ không qua “cuộc bỏ phiếu của chữ”
  • B. Họ không cúc cung tận tuỵ đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất
  • C. Làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 22: Theo văn bản " Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư", sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là gì? 

  • A. Thơ xưa thiên nhiên tĩnh lặng, miên viễn - Thơ mới hướng tới sự xôn xao trong tâm hồn. 
  • B. Thơ xưa xôn xao trong tâm hồn - Thơ mới hướng tới thiên nhiên tĩnh lặng, miên viễn. 
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng. 
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai. 

Câu 23: Cấu trúc ngôn từ chia bài thơ " Tiếng thu" thành mấy phần? 

  • A. Hai phần. 
  • B. Ba phần. 
  • C. Bốn phần. 
  • D. Năm phần. 

Câu 24: Khi phân tích các yếu tố diễn đạt cảm xúc trong bài thơ Tiếng thu, tác giả Chu Văn Sơn đưa ra các âm thành nào? Chọn đáp án không đúng. 

  • A. Tiếng thổn thức của mùa thu dưới trăng mờ. 
  • B. Tiếng rạo rực của lòng người cô phụ. 
  • C. Tiếng gió thổi. 
  • D. Tiếng lá thu xào xạc. 

Câu 25: Điền vào chỗ trống để được một nhận định đúng trong văn bản " Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Thư" : 

Thu là ...... của......, thơ là...... của...........

  • A. thu/ lòng người/ đất trời/ thơ. 
  • B. lòng người/ đất trời/ thu/ thơ. 
  • C. thơ/ đất trời/ thu/ lòng người. 
  • D. thu/ lòng người/ thơ/ đất trời. 

Câu 26: Trong văn bản " Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư", tác giả đã phân tích những đặc sắc nào trong yếu tố hình thức của bài thơ? 

  • A. Cấu trúc bài thơ, vần và nhịp. 
  • B. Âm điệu, hình ảnh bài thơ, vần và nhịp. 
  • C. Hình ảnh thơ, cấu trúc bài thơ, vần và nhịp. 
  • D. Âm điệu, cấu trúc bài thơ, vần và nhịp. 

Câu 27: Hai câu văn sau sử dụng những biện pháp tu từ nào? 

Có phải mùa thu là mùa nhạy cảm nhất trong năm? Có phải vào mùa thu ngay cả những người vô tâm nhất cũng có thể nghe thấy những rung động tinh vi của trời đất? ( Chu Văn Sơn) 

  • A. Câu hỏi tu từ, điệp cấu trúc. 
  • B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 
  • C. Tương phản, đối lập. 
  • D. Đáp án A và B. 

Câu 28: Các loại của sử thi bao gồm những loại nào? 

  • A. Sử thi thần thoại, sử thi anh hùng, sử thi cổ điển. 
  • B. Sử thi anh hùng, sử thi thần thoại, sử thi cổ đại. 
  • C. Sử thi anh hùng dân gian, sử thi thần thoại, sử thi anh hùng. 
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai. 

Câu 29: Nghệ thuật của sử thi bao gồm những yếu tố nào sau đây? 

  • A. Văn xuôi xen lẫn văn vần. 
  • B. Có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ. 
  • C. Sử dụng hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian. 
  • D. Tất cả các yếu tố trên. 

Câu 30: Nội dung của sử thi thường có đặc điểm gì? 

  • A. Có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ. 
  • B. Biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng. 
  • C. Thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau. 
  • D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 31: Văn bản Hecto từ biệt Ăng- đrô- mác thuộc thể loại nào? 

  • A. Sử thi. 
  • B. Thần thoại. 
  • C. Truyền thuyết. 
  • D. Cổ tích. 

Câu 32: Đăm Săn là sử thi của dân tộc nào? 

  • A. Tày. 
  • B. Mường. 
  • C. Nùng. 
  • D. Ê-đê.

Câu 33: Hành trình đến nhà Nữ thần Mặt Trời của Đăm Săn như thế nào? 

  • A. Thú vị, nhiều trải nghiệm. 
  • B. Buồn tẻ, cô đơn. 
  • C. Thuận lợi, nhàn nhã. 
  • D, Nguy hiểm, vất vả, phải băng qua nhiều rừng rậm, núi xanh.

Câu 34: Hình tượng Nữ thần Mặt Trời trong sử thi Đăm Săn mang ý nghĩa gì? 

  • A. Biểu tượng cho cái đẹp, là sự kết hợp của hai sự vật thiêng liêng giữa trời và đất. 
  • B. Là lời cảnh báo cho những kẻ muốn theo đuổi mục tiêu đi quá giới hạn của con người.
  • C. Là biểu tượng cho sự sống của muôn loài. 
  • D. Đáp án A và B. 

Câu 35: Nội dung chính của đoạn trích Xúy Vân giả dại là gì?

  • A. Khắc họa thành công hình hóa điên của nhân vật Xúy Vân qua những câu từ, lời lẽ và hành động của nhân vật.
  • B. Giúp người đọc hình dung và bộc lộ niềm cảm thông đổi với hoàn cảnh và thân phận của người phụ nữ xưa cùng những thiệt thòi của họ khi sống trong xã hội nam quyền.
  • C. Thể hiện phần nào văn hóa làng xã của Việt Nam thuở xưa, coi trọng và khắt khe đối với phẩm chất của người phụ nữ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 36: Nghệ thuật của đoạn trích Xúy Vân giả dại là gì?

  • A, Thể hiện được những đặc trưng của thể loại chèo ở nhiều khía cạnh như cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn,...
  • B. Ngôn từ được thể hiện đa dạng theo nhiều cách như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, điệu sử rầu, hát sắp, hát ngược.
  • C. Giàu tính bi kịch.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 37: Nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân là gì?

  • A. Vì nàng bị bệnh nặng không qua khỏi.
  • B. Vì buồn chán, nhàn rỗi và tuyệt vọng trong cảnh chờ chồng.
  • C. Vì muốn thoát khỏi Kim Nham để đến với Trần Phương.
  • D. Vì nàng muốn giả điên để thoát khỏi việc bị chòng ghẹo bởi những người đàn ông trong làng.

Câu 38: Nội dung của đoạn trích Huyện đường là gì? 

  • A. Cảnh tri huyện và đề lại bàn bạc với nhau về các nhũng nhiễu người kêu kiện. 
  • B. Cảnh xử kiện của tri huyện. 
  • C. Cảnh huyện đường khi xử tội người vi phạm. 
  • D. Cảnh người dân kéo đến huyện đường xem xử kiện. 

Câu 39: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Huyện đường là gì? 

  • A. Nghệ thuật châm biếm có pha chút hài hước, hóm hỉnh. 
  • B. Ngôn từ dân gian, mộc mạc, dễ hiểu. 
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng. 
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai. 

Câu 40: Giá trị nội dung của đoạn trích Huyện đường là gì?

  • A. Châm biếm và vạch trần bộ mặt của xấu xa của những kẻ thuộc bộ máy cai trị như tri huyện và đề lại.
  • B. Phân nào cho thấy xã hội phong kiến xưa với những góc khuất, những kẻ tham lam dựa vào quan chức để nhũng nhiễu dân chúng.
  • C. Bộc lộ niềm cảm thông, thương xót đối với những người dân thấp cổ bé họng bị lợi dụng
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác