Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức bài Mùa xuân chín
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10 Bài 2 Vẻ đẹp thơ ca - bộ sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tác phẩm " Mùa xuân chín" - Hàn Mặc Tử thuộc thể loại gì?
- A. Ký
- B. Vè
C. Thơ
- D. Tiểu thuyết
Câu 2: Lấy bút danh là Hàn Mặc Tử, nhà thơ có ngụ ý gì?
A. Ngụ ý coi mình là người làm nghề văn chương (Mặc).
- B. Ngụ ý coi mình là người có ngòi bút lạnh lùng (Hàn).
- C. Ngụ ý coi mình là công chức văn phòng (Mặc).
- D. Ngụ ý coi mình là người sống nghèo khó nhưng thanh bạch (Hàn).
Câu 3: Câu nào dưới đây không nói về cuộc đời của Hàn Mặc Tử?
A. Tuy gặp nhiều bất hạnh nhưng Hàn Mặc Tử vẫn thể hiện niềm lạc quan đến khâm phục.
- B. Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, làm thơ lấy các bút danh là Hàn Mặc Tử, Minh Duệ Thi, Phong Trần, Lệ Thanh.
- C. Sinh năm 1912 tại huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay thuộc Quảng Bình), mất năm 1940 tại Quy Nhơn.
- D. Sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa, có hai năm học trung học ở trường Pe-rơ-lanh.
Câu 4: Dòng nào không chính xác về thơ văn Hàn Mặc Tử?
- A. Trong thơ ông, ta thấy một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn, tha thiết và một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn.
B. Khuynh hướng siêu thoát và những hình ảnh ma quái trong thơ ông là biểu hiện của thái độ chán chường, thù hận cuộc đời.
- C. Ông đã đưa vào Thơ mới những sáng tạo độc đáo, những hình tượng, ngôn từ thơ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng dồi dào.
- D. Cùng với bút pháp lãng mạn, ông còn sử dụng cả bút pháp tượng trưng và bút pháp siêu thực.
Câu 5: Ngôn ngữ trong bài thơ có nét đặc sắc là gì?
A. Tinh tế, giàu tính liên tưởng.
- B. Sáng tạo, giàu hình tượng.
- C. Bình dị, gần gũi với đời thường.
- D. Giản dị, sống động, hóm hỉnh.
Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng?
Khởi đầu sự nghiệp văn chương bằng lối thơ truyền thống (Đường luật), phát triển sự nghiệp văn chương bằng lối thơ hiện đại, tân kì (lãng mạn, tượng trưng, siêu thực), con đường thơ Hàn Mặc Tử là con đường:
- A. không ngừng tự làm mới thơ mình.
B. liên tục làm cách mạng trong thơ.
- C. hiện đại hóa thơ Việt.
- D. đi từ thơ cũ đến thơ mới.
Câu 7: Thiên nhiên và con người trong bức tranh mùa xuân được thể hiện như thế nào trong bài?
A. Trẻ trung, hồn nhiên và tràn đầy sức sống.
- B. Am đảm, cô đơn, đườm đượm buồn.
- C. Tâm trạng buồn tủi.
- D. Mang vẻ đẹp cổ điển.
Câu 8: Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh nào?
- A. Bao cô thôn nữ hát trên đồi/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
- B. Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi.
- C. Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín/ Chị ấy, năm nay còn gánh thóc.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 9: Hình ảnh nào trong bài thơ gắn với nhân vật trữ tình?
A. Nhân vật khách xa.
- B. Nhân vật những cô thôn nữ.
- C. Nhân vật " chị ấy"
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 10: Nhân vật trữ trình là gì?
- A. là người có cảm xúc tinh tế, nhạy cảm trong những cảm nhận về độ chín của mùa xuân.
- B. là người có tình yêu thiên nhiên say đắm, thiết tha với cuộc đời, khát khao sống, khát khao giao cảm với đời nhưng cũng có chút bất an về sự trôi chảy của thời gian và nuối tiếc bởi việc “theo chồng bỏ cuộc chơi” của những người con gái.
- C. là nhân vật trung tâm của bài thơ.
D. A & B đều đúng.
Câu 11: Trạng thái " chín" của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào sau đây:
- A. làn nắng ửng, khói mơ tan.
- B. lấm tấm vàng, bóng xuân sang.
- C. sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Tác phẩm " Mùa xuân chín" được sáng tác trong hoàn cành nào?
- A. Khi Hàn Mặc Tử chuyển công tác từ Quy Nhơn lên Đà Lạt.
B. Khi Hàn Mặc Tử sắp giã từ cuộc đời.
- C. Khi Hàn Mặc Tử đang phải vật lộn với căn bệnh hủi.
- D. Khi Hàn Mặc Tử bị người yêu hủy hôn.
Câu 13: Tác phẩm Mùa xuân chín được viết năm bao nhiêu?
- A. 1935
B. 1936
- C. 1937
- D. 1938
Câu 14: Bài thơ Mùa xuân chín được viết theo thể thơ nào?
- A. Năm chữ
- B. Lục bát
C. Bảy chữ
- D. Tám chữ
Câu 15: Nhan đề Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những loại từ nào?
A. Danh từ và động từ.
- B. Danh từ và số từ.
- C. Số từ và tính từ.
- D. Động từ và lượng từ.
Câu 16: Nội dung sau thuộc khổ thơ nào của bài thơ Mùa xuân chín?
Cảm xúc bâng khuâng của tác giả trước mùa xuân.
- A. Khổ 1
- B. Khổ 2
- C. Khổ 3
D. Khổ 4
Câu 17: Dòng nào sau đây được xem là nội dung đầy đủ của bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử?
- A. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp lúc giao mùa.
- B. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên và con người tươi đẹp.
C. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên, con người tươi đẹp và tình cảm yêu mến của nhà thơ.
- D. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến của nhà thơ trước thiên nhiên đất trời.
Câu 18: Đâu không phải là nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân chín?
- A. Bài thơ nổi bật với bút pháp gợi tả.
- B. Ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng.
C. Xây dựng tính cách nhân vật độc đáo.
- D. Các hình ảnh biểu hiện nội tâm.
Câu 19: Bài thơ Mùa xuân chín được rút ra từ tập thơ nào?
- A. Hương thơm.
B. Đau thương.
- C. Gái quê.
- D. Chơi giữa mùa trăng.
Câu 20: Bài thơ Mùa xuân chín thuộc phong trào thơ nào?
A. Thơ mới.
- B. Thơ Cách mạng.
- C. Thơ lãng mạn.
- D. Thơ hiện thực.
Xem toàn bộ: Soạn bài Mùa xuân chín
Bình luận