Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 kết nối bài 2: Mùa xuân chín
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 kết nối bài 2: Mùa xuân chín. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc văn bản
- Bố cục:
+ Phần 1: 2 khổ đầu: khung cảnh tươi mới, đầy sức sống của mùa xuân
+ Phần 2: 2 khổ cuối: tâm trạng của người con gái sắp lấy chồng và nhân vật trữ tình
2. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Tên: Hàn Mặc Tử, tên thật Nguyễn Trọng Trí
- Năm sinh – năm mất: 1912-1940
- Quê quán: Quảng Bình
– Cha mất sớm, ông sống với mẹ tại Quy Nhơn.
– Năm 21, tuổi ông vào Sài Gòn lập nghiệp.
– Đi làm công chức thời gian ngắn rồi mắc bệnh phong và mất.
– Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới.
- Phong cách sáng tác: ngôn ngữ giàu cảm giác mạnh với nhiều hình ảnh độc đáo, thể hiện trí tưởng tượng phóng khoáng, dị kì; thế giới nội tâm mãnh liệt với những cung bậc cảm xúc được đẩy đến tột cùng.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật)
+ Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời)
+ Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm; 2. Mật đắng; 3. Máu cuồng và hồn điên -1938)
b. Tác phẩm
* Phong trào Thơ mới
- Giai đoạn (1932 - 1945), thơ mới đánh dấu sự chấm dứt của mười thế kỉ thơ ca trung đai, đưa thơ Việt Nam vào quỹ đạo hiện đại.
- Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ ca Pháp, đặc biệt là trào lưu chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tượng trưng.
- Nội dung: Thơ mới bộc lộ những tình cảm, cảm xúc cũng như ý thức cá tính của con người với nhiều biểu hiện đa dạng, độc đáo.
- Hình thức: Thơ mới là sự đột phá mạnh mẽ khỏi những nguyên tắc thi pháp chi phối mười thế kỉ thơ trung đại Việt Nam. Câu thơ và các phương thức gieo vần, ngắt nhịp, tạo nhạc điệu trở nên linh hoạt, tự do hơn. Hình ảnh thơ thể hiện rõ nét dấu ấn chủ quan trong cách nhà thơ quan sát, cảm nhận và tưởng tượng về thế giới.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Nhan đề bài thơ
- Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư được cấu tạo bởi từ"mùa xuân" (danh từ) và "chín"(động từ trạng thái).
- Từ "chín" ở đây làm ta liên tưởng đến trạng thái lí tưởng cùa mọi sự vật, hiện tượng trong khung cảnh mùa xuân: sắc xuân rực rỡ, sức xuân dồi dào, con người và cảnh vật đều tràn đầy sức sống, đều giao hoà mãnh liệt với nhau.
- Nhan đề cũng có thể gợi ra suy nghĩ: trạng thái lí tưởng này không phải là vĩnh cửu, khi mọi sự vật đạt đến độ đẹp nhất cũng có nghĩa là nó giáp ranh với sự phôi pha, phai nhạt.
2. Hai khổ thơ đầu
- Bức tranh mùa xuân chốn thôn quê thật thanh bình, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương, gắn với những sự vật gần gũi thân thuộc nhất của làng quê Việt Nam
- Dấu hiệu báo xuân sang:
+ Làn nắng ửng
+ Khói mơ
+ Mái nhà tranh bên giàn thiên lý
- Trạng thái “chín” của mùa xuân: nắng ửng, lấm tấm, vàng, áo biếc…
=> Thanh tĩnh, bình dị, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương. Những hình ảnh bầu trời xanh đang dần gợi lại những hình ảnh tươi đẹp, nó đang dần lan tỏa và bom trùm lên toàn bộ không gian ở nơi đây, nó thể hiện một tình cảm đặc biệt nhất, với những hình ảnh của cánh đồng đang hát vang và vang và đám xuân xanh, ở đây ẩn dụ để nói những người con gái đang đến tuổi xuân thì
- Cảnh vật thôn quê đẫm hơi xuân:
+ Làn mưa xuân tưới thêm sức sống
+ Cỏ cây xanh tươi" gợn tới trời"
Khung cảnh tươi mới, đầy sức sống của mùa xuân.
3. Hai khổ thơ cuối
- Con người hiện lên qua một nét chấm phá hoán dụ (tà áo biếc), có khi lại được miêu tả trực tiếp (Bao cô thôn nữ hát trên đồi), có khi hiện lên gián tiếp (tiếng ca), có khi hiện lên trong kí ức của nhân vật trữ tình (người chị “gánh thóc”)
+ Niềm vui của con người khi xuân đến
- Niềm hạnh phúc của lứa đôi: “nghe ra ý vị và thơ ngây”
- Tiếng thơ ngây sao khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến
=> Xuân mang vị "chín" của lòng người, của đời người
+ Tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng của con người vào mùa xuân:
- “Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng”
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Bài thơ thể hiện khung cảnh mùa xuân tươi mới, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống nơi nông thôn dân dã của làng quê Việt Nam
- Thể hiện niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của thi nhân, gửi gắm niềm yêu thương và hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp, mùa xuân mang vị “chín” của lòng người.
2. Nghệ thuật
- Ngôn từ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu
- Hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc
- Giọng thơ khi tha thiết, say sưa, có khi trầm lắng, vừa điềm tĩnh, vừa trắc ẩn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận