Đáp án Ngữ văn 10 Kết nối bài 5: Củng cố, mở rộng trang 151

Đáp án bài 5: Củng cố, mở rộng trang 151. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

CỦNG CỐ, MỞ RỘNG

Câu 1: Nêu ngắn gọn những điều bạn đã biết về chèo, tuồng dân gian qua bài học này. Bạn muốn trang bị thêm những kiến thức gì để có thể khám phá thế giới độc đáo của sân khấu chèo, tuồng?

Đáp án chuẩn:

- Chèo: Kịch hát cổ truyền Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ, diễn tại sân đình trong lễ hội. Đặc trưng với ngôn ngữ đa thanh, ví von, tự sự, trữ tình.

- Tuồng: Nhạc kịch thịnh hành dưới triều Nguyễn, ở Nam Trung Bộ, chia thành tuồng cung đình và dân gian. Tuồng có âm hưởng hùng tráng, thể hiện nhân vật tận trung báo quốc và bài học về ứng xử.

Câu 2: Sau khi học bài học này, bạn có thái độ, tình cảm như thế nào đối với các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian như chèo, tuồng, múa rối nước?

Đáp án chuẩn:

- Thái độ trân trọng, gìn giữ những loại hình nghệ thuật mang ý nghĩa to lớn thể hiện giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc

- Cảm thấy thêm tự hào và yêu quý đất nước Việt Nam hơn, yêu quý giá trị của những loại hình nghệ thuật này hơn,…

Câu 3: Chọn một đề tài phù hợp được gợi ý trong phần Viết để hoàn thành bản báo cáo kết quả nghiên cứu mới (ngoài báo cáo đã viết)

Đáp án chuẩn:

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề sân khấu dân gian Việt Nam: Chèo

 Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống Việt Nam, đặc trưng bởi sự tổng hợp của kịch hát dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc sử dụng tục ngữ và ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của loại hình nghệ thuật này.

     Qua khảo sát Tuyển tập Chèo cổ của GS. Hà Văn Cầu, thấy rằng nghiên cứu các câu ca dao, tục ngữ trong chèo không thể chỉ dựa vào khía cạnh văn học. Tục ngữ cải biên được sử dụng nhiều hơn nguyên dạng và có mục đích khác nhau tùy theo nội dung và phong cách của tác giả. Chèo tài tình đưa tục ngữ, thành ngữ vào lời thoại nhân vật, phản ánh kinh nghiệm từ lao động và đời sống xã hội.

     Chèo truyền thống không chỉ sử dụng nguyên dạng tục ngữ dân gian mà còn cải biến, thêm lời và đổi ý trong lời thoại nhân vật. Ví dụ, đoạn lính hầu mắng Lưu Bình: “Anh này chỉ nói láo. Quần trứng sáo, áo nước dưa khăn gói gió đưa bạn tôi không đáng mà dám bảo là bạn quan tôi à!” (Lưu Bình – Dương Lễ).

     So với câu tục ngữ gốc “Quần trứng sao, áo hoa tiên” nhằm để chỉ những người nhàn hạ trong xã hội xưa, khi được vận dụng vào lời thoại của nhân vật lính hầu đã có sự thêm bớt thành câu có vần vè hơn “quần trứng sáo, áo nước dưa khăn gói gió đưa …” ám chỉ rằng lúc này Lưu Bình đang gặp khó khăn và ăn mặc như thường dân nên chỉ bằng vai với anh lính hầu thôi.

     Chèo thường nhấn mạnh khía cạnh đạo đức của nhân vật, với nhiều câu tục ngữ quen thuộc như “xuất giá tòng phu, phu tử tòng phụ” thường xuất hiện. Nó cũng xây dựng các nhân vật nữ chính như Thị Kính, Thị Phương, và Châu Long để giáo huấn phụ nữ về chuẩn mực luân lý.

     Chèo sử dụng cả tục ngữ thuần Việt và Hán Việt, như “ác giả ác báo” và “bần tiện bất năng di,” để kết hợp tính dân gian và bác học, đồng thời thể hiện triết lý và tư tưởng trong lời thoại của nhân vật.

     Ngoài vận dụng tục ngữ thì chèo truyền thống cũng đưa những câu ca dao vào lời thoại nhân vật, có thể dùng nguyên văn hoặc sửa đổi một số từ của câu ca dao khi đưa vào lời thoại.

     Một trong những giá trị độc đáo của văn học chèo chính là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố dân gian và yếu tố bác học làm cho chèo có tính chất bác học mà vẫn đậm đà tính chất dân gian. Việc sử dụng ca dao, tục ngữ đưa vào lời thoại của các nhân vật đã góp phần quan trọng tạo nên tính dân gian trong chèo, giúp chèo giữ được cái chất của mình đồng thời kết thừa và tiếp tục truyền thống dân tộc.

Câu 4: Dành thời gian để xem trực tiếp hoặc xem qua internet các vở diễn chèo, tuồng nổi tiếng. Có thể tìm đọc thêm một số tài liệu nghiên cứu chèo, tuồng để bổ sung kiến thức về các loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc này của dân tộc.

- Về chèo, có thể tìm đọc: Trần Việt Ngữ, Về nghệ thuật chèo, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2013; Bùi Đức Hạnh, 150 làn điệu chèo cổ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006; Hà Văn Cầu, Hề chèo, NXB trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005;…

Đáp án chuẩn:

Học sinh xem và tìm hiểu một số tài liệu nghiên cứu về chèo, tuồng qua mạng Internet hoặc qua sách báo.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác