Đáp án Ngữ văn 10 Kết nối bài 6: Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt (tiếp theo)
Đáp án bài 6: Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt (tiếp theo). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
a. Tìm và giải nghĩa một số từ Hán Việt có trong đoạn trích chưa được chú thích ở văn bản Bình Ngô đại cáo.
b. Nêu tác dụng biểu đạt của hệ thống từ Hán Việt trong đoạn trích.
c. Đặt câu với các từ: nhân nghĩa, văn hiến, hào kiệt.
Đáp án chuẩn:
a.
- Nhân nghĩa: lòng thương người và đối xử theo lẽ phải.
- Phong tục: thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được công nhận và làm theo.
- Độc lập: tự tồn tại mà không dựa vào ai.
b.
- Giữ từ ngữ mang nội hàm của giai đoạn, học thuyết.
- Làm văn bản ngắn gọn, xúc tích.
c.
- Anh ấy ăn ở có nhân nghĩa.
- Đại Việt thực là nước văn hiến.
- Anh hùng hào kiệt đã quy tụ về đây.
Câu 2: Đọc lại đoạn 3 của văn bản Bình Ngô đại cáo (từ "Ta đây:" đến "Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều"), lập bảng hoặc vẽ sơ đồ liệt kê các điển tích và nêu tác dụng biểu đạt của chúng theo gợi ý sau:
STT | Điển tích | Tác dụng biểu đạt |
1 |
|
|
Trả lời:
STT | Điển tích | Tác dụng |
1 | Đau lòng nhức óc | Tăng sức biểu cảm, cho thấy thái độ căm giận vô cùng giặc Minh. |
2 | Nếm mật nằm gai | Tăng sức biểu cảm, cho thấy sự kiên trì của tướng sĩ Lam Sơn để giành lại đất nước. |
3 | Quên ăn | Cho thấy ý chí miệt mài nghiền ngẫm binh thư để tìm kế sách đánh giặc cứu nước. |
4 | Lược thao | Cho thấy sự nghiền ngẫm binh thư của tướng sĩ Đại Việt đã đến độ tường tận. |
5 | Tiến về đông | Tỏ ý tiến về Đông Đô, lòng khao khát cũng như Hán Cao tổ đời trước. |
6 | Dành phía tả | Thể hiện tấm lòng cầu hiền chân thành. |
7 | Dựng cần trúc | Cho thấy sự vượt qua thiếu thốn, gian khó và sự đoàn kết của nghĩa quân Lam Sơn |
8 | Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào | Thể hiện tướng lĩnh và nghĩa binh Lam Sơn có lòng thương yêu nhau như cha với con. |
Câu 3: Hầu hết các từ có yếu tố "nghĩa" trong nguyên tác Bình Ngô đại cáo đã được dùng lại nguyên vẹn, không dịch ra tiếng Việt (ví dụ: nhân nghĩa). Hãy liệt kê và giải thích ý nghĩa của các từ đó.
Đáp án chuẩn:
- Nhân nghĩa: lòng thương người và đối xử theo lẽ phải.
- Dấy nghĩa: tổ chức quân đội chống lại ách thống trị theo lẽ phải.
- Cờ nghĩa: cờ hiệu lệnh, đại diện cho quân đội theo lẽ phải.
- Đại nghĩa: chính nghĩa cao cả.
Câu 4: Tìm một số từ Hán Việt có yếu tố "nhân" được dùng với nghĩa như trong từ nhân nghĩa. Giải nghĩa các từ đó.
Đáp án chuẩn:
- Nhân ái: lòng yêu thương con người.
- Nhân đạo: lòng tốt tự nhiên của con người.
- Nhân hậu: có lòng thương người và ăn ở có tình nghĩa.
- Nhân từ: có lòng thương người và hiền lành.
- Nhân văn: thuộc về văn hóa loài người, thuộc về con người.
Bình luận