Đáp án Ngữ văn 10 Kết nối bài 2: Chùm thơ hai - cư (haiku) Nhật Bản
Đáp án bài 2: Chùm thơ hai - cư (haiku) Nhật Bản. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN: CHÙM THƠ HAI - CƯ (HAIKU) NHẬT BẢN
Câu 1: Hãy hình dung về màu sắc không khí của khung cảnh được gợi tả trong bài thơ.
Đáp án chuẩn:
- Màu sắc: màu nâu của cành khô, màu đen của quạ và màu ngả vàng của chiều thu.
- Không khí: vắng lặng, đìu hiu.
Câu 2: Ấn tượng mà hình ảnh "hoa triêu nhan" và "dây gàu" gợi ra cho bạn là gì?
Đáp án chuẩn:
Hình ảnh "hoa triêu nhan" và "dây gàu" như được lồng vào nhau, hoa triêu nhan cuốn vào dây gàu.
Câu 3: Khi nhắc đến "con ốc" và "núi Phu-gi", người ta thường nghĩ đến những đặc điểm nào của chúng?
Đáp án chuẩn:
- “Con ốc”: một con vật nhỏ bé, chậm chạp, sống thụ động.
- “Núi Phu-gi”: một ngọn núi nổi tiếng ở Nhật Bản, nó gợi lên sự hùng vĩ, tráng lệ của tự nhiên.
Câu 1: Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy
Đáp án chuẩn:
- Bài 1: hình ảnh con quạ
- Bài 2: Hoa triêu nhan
- Bài 3: Con ốc nhỏ
Câu 2: Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian và không gian.
Đáp án chuẩn:
Hình ảnh cánh quạ đậu trên cành khô vào một buổi chiều mùa thu tạo nên một khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ.
Câu 3: Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn, vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang "xin nước nhà bên"?
Đáp án chuẩn:
- Nhà thơ phát hiện dây hoa triêu nhan đang quấn quanh sợi dây gàu bên thành giếng.
- Nhà thơ nhìn thấy sự sống, nhìn thấy cái đẹp trong đóa triêu nhan nhỏ nhoi nhưng bền bỉ. Trước cái đẹp, trước sự sống, nhà thơ nâng niu, trân trọng, không nỡ làm tổn thương
Câu 4: Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về “con ốc" và "núi Phu-gi", hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này.
Đáp án chuẩn:
Là hai hình ảnh mang tính đối lập.
- Con ốc thì nhỏ bé mà ngọn núi Phu-gi lại rất đồ sộ, hùng vĩ.
- Hình ảnh con ốc nhỏ bé đang trèo lên núi Phu-gi là hình ảnh biểu tượng cho con người trên quãng đường chinh phục ước mơ lớn lao của cuộc đời.
Câu 5: Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi những cảm xúc gì ở người đọc?
Đáp án chuẩn:
- Bài thơ không chỉ tái hiện cảnh thu tàn tạ mà còn tạo sự tương phản giữa thân hình nhỏ bé của con quạ và bóng tối mênh mông của buổi chiều.
- Hình ảnh con quạ cô đơn trên cành cây trơ trụi dẫn dắt người đọc vào một thế giới u huyền và trống rỗng.
Câu 6: Từ bài thơ của Chi-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.
Đáp án chuẩn:
Trân trọng, nâng niu, bảo vệ sự sống tự nhiên dù là nhỏ bé.
Câu 7: Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình "chậm rì" của con ốc trong bài thơ của Ít-sa?
Đáp án chuẩn:
- Hành trình của con ốc trèo lên núi Phú Sĩ biểu trưng cho cuộc chinh phục ước mơ và khát vọng của con người.
- Chú ốc sên đại diện cho nỗ lực không ngừng để đạt được đỉnh cao trong cuộc sống. Dù có thể đi chậm hơn, điều quan trọng là không ngừng nghỉ và kiên trì theo đuổi ước mơ, vì đó chính là ý nghĩa của cuộc sống.
Câu 1: Từ việc đọc ba bài thơ trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư.
Đáp án chuẩn:
Thơ hai-cư là thể loại thơ ngắn và cô đọng của Nhật Bản, không cần vần như thơ Việt Nam. Chủ đề thường liên quan đến thiên nhiên với hình ảnh cây cỏ, động vật. Bài thơ phải có kigo (quý ngữ) để miêu tả mùa một cách gián tiếp, như hoa anh đào hay tuyết phủ. Thơ hai-cư liên kết hình ảnh vũ trụ rộng lớn với chi tiết đời thường, tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận