Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối bài 1 Chữ người tử tù (P2)
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 1 Chữ người tử tù Phần 2 - sách kết nối tri thức. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu hỏi 1: Nguyễn Tuân sinh và mất năm nào?
- A. 1910 - 1997
B. 1910 - 1987
- C. 1910 - 1977
- D. 1910 – 1967
Câu hỏi 2: Đâu là quê hương của Nguyễn Tuân?
A. Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- B. Quận Hà Đông, Hà Nội
- C. Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- D. Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Câu hỏi 3: Nguyễn Tuân đã đạt được giải thưởng nào?
- A. Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
B. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
- C. Giải thưởng Nobel về văn học nghệ thuật
- D. Cả ba giải thưởng trên
Câu hỏi 4: Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Tuân?
- A. Vang bóng một thời
- B. Tùy bút sông Đà
- C. Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi
D. Mùa lá rụng trong vườn
Câu hỏi 5: Ý nào sau đây không phải là phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân?
- A. Tài hoa uyên bác
- B. Trước cách mạng tháng Tám có thể thâu tóm trong một chữ ngông
- C. Ông đi tìm cái đẹp của người xưa còn sót lại và gọi chúng là “Vang bóng một thời”
D. Giọng văn suy tư, hoài niệm, sâu lắng
Câu hỏi 6: Nguyễn Tuân từng giữ chức vụ nào sau đây?
- A. Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam
B. Tổng thư Ký Hội Nhà văn Việt Nam
- C. Phó Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam
- D. Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Việt Nam
Câu hỏi 7: Nguyễn Tuân từng phải đi tù vì lý do nào sau đây?
A. Phản động
- B. Qua Thái Lan không có giấy phép
- C. Ăn cắp ý tưởng của người khác
- D. Buôn bán vũ khí
Câu hỏi 8: Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn vào khoảng thời gian nào?
- A. Sau khi ta tù, từ năm 1935
B. Sau cách mạng tháng Tám, từ năm 1945
- C. Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
- D. Từ sau khi bị đuổi học (năm 1929)
Câu hỏi 9: Ban đầu, tác phẩm Chữ người tử tù có tên là?
A. Dòng chữ cuối cùng
- B. Dòng chữ cuối
- C. Người tử tù
- D. Đêm cuối
Câu hỏi 10: Chữ người tử tù được trích trong tập truyện nào dưới đây?
- A. Một chuyến đi
B. Vang bóng một thời
- C. Tao đàn
- D. Đường vui
Câu hỏi 11: Nhân vật chính trong tập truyện " Vang bóng một thời " của Nguyễn Tuân là những ai ?
- A. Nhà văn, nhà thơ có học vấn uyên thâm
- B. Tầng lớp trí thức tây học
C. Những nho sĩ cuối mùa, những con người tài hoa, bất đắc chí
- D. Những chiến sĩ cách mạng
Câu hỏi 12: Hai nhân vật chính trong truyện “Chữ người tử tù” là
- A. Thầy thơ lại và viên quản ngục.
- B. Thầy thơ lại và Huấn Cao.
C. Viên quan coi ngục và Huấn Cao.
- D. Quan tống đốc và Huấn Cao.
Câu hỏi 13: Dòng nào sau đây được xem là chủ đề truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân?
A. Cái đẹp có thể sản sinh từ đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với tội ác. Con người chỉ có thể và chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
- B. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là sự hoà quyện tuyệt vời giữa: tâm - tài - thiện - mỹ.
- C. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một bài ca ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa bất tử.
- D. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một bài ca đầy cảm hứng, động viên con người hãy giữ và gắng giữ cái đẹp của thiên lương trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Câu hỏi 14: Huấn Cao là kết tinh nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Nhân vật này được xây dựng từ nguyên mẫu nào sau đây?
- A. Phan Bá Vành
- B. Phan Huy Chú
C. Cao Bá Quát
- D. Đề Thám
Câu hỏi 15: Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là
- A. Huấn Cao đứng đầu một cuộc tạo phản chống lại triều đình
- B. Cuộc gặp gỡ tình cờ, éo le trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt giữa Huấn Cao và quản ngục
- C. Cảnh cho chữ, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có
D. Tất cả các đáp án trên
Câu hỏi 16: Những chi tiết nào dưới đây thể hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao?
- A. "Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen là có cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó phải không?".
- B. "Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm"
- C. "Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời"
D. Tất cả các đáp án trên
Câu hỏi 17: Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao là gì? "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người".
- A. Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác.
- B. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
- D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu hỏi 18: Chi tiết nào thể hiện rõ thái độ khinh miệt của Huấn Cao đối với quản ngục khi chưa hiểu được tấm lòng của quản ngục?
- A. “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”.
- B. “Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho”.
C. “Ông Huấn cố làm ra ý khinh bạc đến điều, ông Huấn đã đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quản ngục bị sỉ nhục. Đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ chả là những trò tiểu nhân thị oai này”.
- D. “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
Câu hỏi 19: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” có đoạn: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lọc lừa...” nhưng có “một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn xô bồ”. Âm thanh đó là gì?
- A. Tiếng côn trùng giữa đêm khuya tê tái, thê lương.
- B. Tiếng chửi mắng của viên quản ngục đối với tù nhân.
- C. Tiếng khóc sợ hãi của những tử tù sắp ra pháp trường.
D. Tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục.
Câu hỏi 20: “Cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy” trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là cảnh tượng nào sau đây?
- A. Rồi một hôm, quản ngục mở khoá cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn...
- B. Một buổi chiều lạnh, viên quản ngục tái nhợt người đi sau khi tiếp đọc công văn...
C. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng mình trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực.
- D. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt ri vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Xem toàn bộ: Soạn bài Chữ người tử tù
Bình luận