Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 kết nối bài 1: Chữ người tử tù
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 kết nối bài 1: Chữ người tử tù. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc văn bản
2. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Tên: Nguyễn Tuân
- Năm sinh – năm mất: 1910 -1987
- Quê quán: Hà Nội
- Ông có đóng góp lớn cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
- Sở trường sáng tác: truyện ngắn và tùy bút.
- Phong cách nghệ thuật: Sáng tác của Nguyễn Tuân bộc lộ cái tôi độc đáo, tài hoa, uyên bác; tràn đầy niềm say mê cái đẹp; thể hiện tấm lòng thiết tha gắn bó với cảnh sắc quê hương xứ sở và thái độ nâng niu, trân trọng các giá trị văn hoá của dân tộc.
- Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (tập truyện ngắn, 1940), Thiếu quê hương (tập tùy bút, 1940), …
b. Tác phẩm
- Chữ người tử tù được in lần đầu trên tạp chí Tao Đàn (số 1, năm 1939) với nhan đề Dòng chữ cuối cùng, được in lại trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Tìm hiểu tình huống truyện
- Tình huống độc đáo, làm nổi bật tính cách của hai nhân vật, đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.
- Cuộc gặp gỡ tình cờ, oái oăm giữa Huấn Cao - một tử tù nguy hiểm và thầy trò viên quản ngục, góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống.
+ Không gian: Nhà tù -> Không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ.
+ Thời gian: Là những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường nhận án chém của Huấn Cao.
+ Trên bình diện xã hội họ có quan hệ hoàn toàn đối địch.
+ Trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri kỉ. Ở họ đều có những phẩm chất cao quý đáng ngưỡng mộ.
-> Cuộc gặp gỡ đã tạo nên “Cái tình thế đặc biệt” để nhà văn kể câu chuyện Chữ người tử tù.
2. Nhân vật Huấn Cao
a. Một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp
- Tài viết chữ đẹp: viết nhanh, đẹp, vuông và màng nhân cách của người viết “nói lên cái hoài bão tung hoành của 1 đời người”.
- Tài chữ đẹp nổi tiếng được ngưỡng mộ.
+ Nổi danh khắp tỉnh Sơn.
+ Có được chữ Huấn Cao là niềm khát khao của nhiều người như có “vật báu trên đời”.
+ Quản ngục ngưỡng mộ, ao ước có chữ
-> Nỗi ám ảnh day dứt -> Biệt đãi Huấn Cao.
b. Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất
- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.
- Trong hoàn cảnh lao tù vẫn hiên ngang, khí phách:
+ Trước câu nói của tên lính áp giải: Không thèm để ý, không thèm chấp.
+ Thản nhiên rũ rệp trên thanh gông: “Huấn Cao lạnh lùng … nâu đen”
-> Khí tiết anh hùng, thái độ khinh bỉ bọn tiểu nhân.
+ Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh” -> Phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.
+ Xua đuổi viên quản ngục: “Ta chỉ muốn có một điều là. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây” -> Xưng ta, gọi nhà ngươi, không hề tỏ ra sợ hãi trước
+ Lời kể của Huấn Cao: Không vì quyền lực, tiền bạc mà ép mình cho chữ ai bao giờ; cả đời chỉ mới viết tặng cho ba người bạn thân.
+ Bình thản nhận lệnh hành hình.
+ Đĩnh đạc cho chữ viên quản ngục.
- Thái độ viên quản ngục đối xử: nhún nhường, nể trọng, biệt đãi.
c. Một nhân cách, một thiên lương cao cả
- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ”, và chỉ mới cho chữ “ba người bạn thân” -> Trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.
- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: Xem y là kẻ tiểu nhân -> Đối xử coi thường, cao ngạo.
- Khi biết tấm lòng của quản ngục: Cảm nhận được “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “sở thích cao quý” của quản ngục, Huấn Cao nhận lời cho chữ -> Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.
- Câu nói của Huấn Cao: “Thiếu chút nữa ... trong thiên hạ” -> Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.
d. Cảnh cho chữ
* Cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
- Địa điểm: Tại đề lao tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt. Tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
- Thời gian: Đêm khuya
- Tư thế của những người cho chữ, nhận chữ:
+ Người cho chữ: Tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang say mê tô từng nét chữ.
+ Người nhận chữ: Viên quản ngục “khúm núm”, thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”.
* Lời khuyên của Huấn Cao:
- Lời khuyên: Khuyên quản ngục hãy thay chỗ ở để giữ thiên lương “Ta khuyên... lương thiện đi” -> Cái đẹp cần có môi trường phù hợp để được nuôi dưỡng.
(Cái đẹp có thể ra đời ở mọi nơi nhưng cái đẹp không thể chung sống với cái xấu xa, cái ác bởi bản chất của cái đẹp là cái thiện. Cái đẹp của văn chương nghệ thuật không thể tách rời cái đẹp của tình người. Vì vậy, muốn chơi chữ trước hết cần phải giữ lấy thiên lương.)
- Hành động của viên quản ngục: “Vái người tù một vái…kẻ mê muội này xin bái lĩnh”-> Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa con người. Dù trong hoàn cảnh nào, con người vẫn luôn khát khao hướng tới chân – thiện – mỹ.
=> Quan điểm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau; thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc.
3. Nhân vật viên quản ngục
a. Hoàn cảnh sống
- Công việc: quản ngục
- Môi trường làm việc: nhà tù
+ mánh khóe hành hạ, gông, xiềng xích, thủ đoạn tàn bạo
+ “sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc....xô bồ”
+ lâu dài (ngoại hình + đồ vật cũ kĩ)
-> xô đẩy con người vào vào cái ác, cái xấu.
b. Phẩm chất
* Đối với nghệ thuật thư pháp (cái đẹp): sở nguyện cao quý, say mê.
* Đối với tử tù - nghệ sĩ Huấn Cao:
-> Quan điểm nghệ thuật của tác giả:
- Trong mỗi con người đều có một người nghệ sĩ, đều ẩn chứa một tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài.
- Cái đẹp chân chính trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được “phẩm chất”, “nhân cách”. Có khi, có lúc, cái đẹp tồn tại ở trong môi trường của cái ác, cái xấu, nhưng không vì thế mà nó lụi tàn, trái lại nó càng bền bỉ và mạnh mẽ.
Ứng xử của quản ngục | Biểu hiện | ||
| Khi biết tin Huấn Cao sẽ nhập tù | Khi có Huấn Cao trong tù | Khi xin chữ |
Xưng hô | ông Huấn Cao -> kính trọng | ||
Suy nghĩ, tâm trạng
| - Băn khoăn, tư lự: đấu tranh tư tưởng, trăn trở để quyết định “biệt đãi ông Huấn Cao”: đỡ cực trong những ngày cuối đời. -> Biệt đãi người tài | -Khổ tâm: sở nguyện (có chữ Huấn Cao) mà không thể thành. - Lo lắng: không kịp xin chữ, ân hận suốt đời-luyến tiếc cái đẹp. - Nhận tin Huấn Cao sắp tử hình: khát khao xin chữ-lưu giữ cái đẹp |
|
Hành động (lời nói, cử chỉ..) | Ngợi ca tài năng, biệt đãi | - Đón tù: kiêng nể, hiền lành, biệt nhỡn. - Biệt đãi: dâng rượu thịt, đồ nhắm - Khi bị khinh bỉ, rẻ rúng:nhẫn nhịn,cung kính, nghe lời. - Tái nhợt người: sợ hãi, tiếc, đau xót Biệt đãi, tiếc người tài | - Nhận chữ: khúm núm - Nhận lời khuyên nhủ: vái lạy, khóc, bái lĩnh xúc động, cảm phục, nghe theo. |
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Tác phẩm khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người, bộc lộ tình yêu nước thầm kín.
2. Ý nghĩa
- Người sáng tạo và cả người thưởng thức cái đẹp không chỉ cần tài hoa mà cần có thiên lương và khí phách.
- Cái đẹp không bao giờ song hành với thói vụ lợi, sự hèn nhát, không chấp nhận môi trường xấu xa, hỗn độn,...
- Cái đẹp chân chính có sức mạnh gìn giữ thiên lương, thanh lọc tâm hồn, cải hóa con người, chiến thắng cái xấu, cái ác,... và có sức sống bất diệt.
3. Nghệ thuật
- Tạo tình huống độc đáo, đặc sắc.
- Sử dụng thành công nghệ thuật tương phản, đối lập.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao-con người hội tụ nhiều vẻ đẹp
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, tạo hình, cổ kính và hiện đại.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận