Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 kết nối bài 5: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 kết nối bài 5: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
1. Yêu cầu với viết báo cáo nghiên cứu
- Nêu được vấn đề muốn nghiên cứu về văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Xây dựng được hệ thống luận điểm sáng rõ; làm nổi bật được các kết quả nghiên cứu với những cử liệu minh hoạ cụ thể, sát hợp.
- Sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học để trình bày kết quả nghiên cứu và thể hiện quan điểm đánh giá riêng.
- Khái quát được ý nghĩa của vấn đề văn hoá truyền thống Việt Nam đã chọn nghiên cứu.
- Thể hiện được thái độ trung thực khi kế thừa kết quả nghiên cứu của những người khác.
II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN THAM KHẢO
1. Nhan đề của báo cáo nghiên cứu cho thấy nội dung và phạm vi nghiên cứu là về loại hình sân khấu chèo và ngôn ngữ đối thoại của chèo.
2. Những luận điểm chính của bản báo cáo:
- Ngôn ngữ sân khấu chèo ở đoạn này có thể là những câu thơ chữ Hán đầy điển cố, khó hiểu, đến đoạn khác lại gần như là một câu ca dao nuột nà, phơi phới tình người.
- Một câu đối thoại hay là một câu nói vừa giải thích được những đặc điểm riêng của nhân vật đồng thời lại là sự thể hiện của nhân vật đó.
- Ngôn ngữ trong vở chèo mang tính tư tưởng, là sức sống bên trong của nhân vật, đồng thời là chiếc xe chở tư tưởng của tác giả.
- Trong khi viết ngôn ngữ cho nhân vật, các tác giả xưa rất chú ý đến nhịp điệu và âm luật câu văn.
- Ở một số vở chèo xưa, có những nhân vật không hề có tiếng nói của bản thân họ mà nói bằng một loại ngôn ngữ nâng cao.
- Một đặc điểm nữa trong ngôn ngữ đối thoại trong chèo là tính ước lệ.
- Về mặt hình thái văn học, ngôn ngữ trong chèo được trình bày dưới ba dạng: nói thường, nói có tuyền luật và hát.
3. Tác giả đã sử dụng những cứ liệu là những thông tin, nghiên cứu đã có trước đấy về chèo; ngôn ngữ trong các kịch bản chèo phổ biến và thông tin chọn lọc từ một số cuốn sách viết về chèo,…
4. Phần cuối của báo cáo nghiên cứu đã:
- Tổng kết lại những thông tin thu thập được khi nghiên cứu ngôn ngữ trong chèo,
- Nhắc đến những vấn đề nghiên cứu chèo chưa được giải quyết,
- Cuối cùng là thông tin về những tài liệu tham khảo dùng trong nghiên cứu.
Phần cuối không có danh mục tài liệu tham khảo, từ đó cho thấy người viết báo cáo này có hiểu biết sâu sắc, tâm huyết và là kết quả tự nghiên cứu, không dựa dẫm vào các nguồn tài liệu có sẵn.
III. THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC
Đề bài tham khảo:
Thực hành viết theo các bước
- Chuẩn bị viết
- Xây dựng đề cương
- Đặt vấn đề: Nêu động cơ, niềm hứng thú, sự thôi thúc ờ người viết khi quyết định chọn đề tài đề nghiên cứu (bao hàm trong đó việc gọi tên vấn đề).
- Giải quyết vấn đề: Lần lượt đánh giá hay trình bày quan điểm về từng khía cạnh của vấn đề (đánh giả bao quát, phân tích từng mặt của đối tượng, tranh luận với các quan điểm đánh giá khác, nêu khuyến nghị,...).
- Kết luận: Khái quát ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu và kết quả nghiên cứu đạt được.
IV. VIẾT BÀI
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận