Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 6: Viết đoạn kết cho bài văn tả phong cảnh (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 6: Viết đoạn kết cho bài văn tả phong cảnh (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phần kết bài của bài văn tả phong cảnh có nội dung là gì?
A. Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về phong cảnh.
- B. Nêu ấn tượng đầu tiên về phong cảnh.
- C. Nêu sự thay đổi của phong cảnh.
- D. Nêu điểm độc đáo nhất của phong cảnh.
Câu 2: Có những cách kết bài nào?
- A. Mở rộng.
B. Mở rộng và không mở rộng.
- C. Trực tiếp.
- D. Trực tiếp và gián tiếp.
Câu 3: Đoạn văn dưới đây thuộc kiểu kết bài nào?
Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống ở đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.
- A. Mở rộng.
- B. Trực tiếp.
C. Không mở rộng.
- D. Gián tiếp.
Câu 4: Đoạn văn dưới đây thuộc kiểu kết bài nào?
Trong thứ ánh sáng lộng lẫy của mặt trời cuối ngày và bên màu xanh biếc tràn đầy sức sống của những tán lá, chúng tôi tựa vào nhau ngắm lũ côn trùng đang tìm đường về nhà và thấy thật yêu mến cuộc đời này.
A. Không mở rộng.
- B. Trực tiếp.
- C. Mở rộng.
- D. Gián tiếp.
Câu 5: Kết bài không mở rộng của bài văn miêu tả phong cảnh có nội dung gì?
- A. Nêu nhận xét, đánh giá chung về cảnh.
- B. Nêu ấn tượng đầu tiên về phong cảnh.
- C. Nêu đặc điểm nổi bật nhất của cảnh.
D. Nêu nhận xét, đánh giá chung về cảnh hoặc nêu tình cảm, cảm xúc của người tả với cảnh.
Câu 6: Đoạn văn dưới đây thuộc kiểu kết bài nào?
Cảnh núi rừng là nơi gắn bó tuổi thơ em và đầy ắp những kỉ niệm nơi đây. Em rất yêu cảnh núi rừng quê em. Em mơ ước sau này sẽ trở thành kĩ sư nông nghiệp để giúp bà con trồng rừng và có ý thức bảo vệ rừng để rừng ở quê em ngày càng xanh tốt, tăng thêm vẻ đẹp thiên nhiên và mang lại nhiều lợi ích cho con người.
- A. Trực tiếp.
- B. Không mở rộng.
C. Mở rộng.
- D. Gián tiếp.
Câu 7: Kết bài dưới đây có nội dung gì?
Cảnh vật ở rừng cọ vào buổi sớm đã để lại trong lòng chúng tôi biết bao cảm xúc tươi đẹp.
- A. Nêu đánh giá chung về cảnh.
B. Nêu tình cảm, cảm xúc của người tả với cảnh.
- C. Liên hệ về người, vật có liên quan đến cảnh.
- D. Liên hệ đến trách nhiệm của bản thân.
Câu 8: Kết bài dưới đây có nội dung gì?
Bình minh trên biển quê em mỗi ngày luôn đổi mới. Em tự hào về quê em có cảnh biển đẹp. Em mơ ước một ngày không xa trong tương lai, biển quê em trở thành cảng đánh cá của tỉnh, nơi các ngư dân trong làng ngày đêm cần mẫn làm việc để phát triển kinh tế ngành đánh bắt hải sản của quê nhà.
- A. Nêu nhận xét, đánh giá chung về cảnh.
- B. Liên hệ đến trách nhiệm của bản thân.
- C. Tưởng tượng những điều xảy ra đối với cảnh trong tương lai.
D. Nêu tình cảm, cảm xúc với cảnh và liên hệ đến ý thức, trách nhiệm của bản thân.
Câu 9: Kết bài dưới đây có nội dung gì?
Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước. Sông làm cho phong cảnh hữu tình. Sông ôm ấp làng quê. Sông làm xanh bãi mía, nương dâu. Sông gắn bó với cả thời thơ ấu của tôi. Tôi yêu tha thiết con sông, yêu bằng tình yêu muôn thuở, tình yêu quê hương.
A. Nêu tình cảm, cảm xúc với cảnh.
- B. Nêu nhận xét, đánh giá về cảnh.
- C. Liên hệ đến ý thức, trách nhiệm của bản thân.
- D. Tưởng tượng những điều xảy ra đối với cảnh.
Câu 10: Khi viết kết bài mở rộng, nên mở rộng theo hướng nào?
- A. Nêu suy nghĩ về phong cảnh.
B. Tưởng tượng về những thay đổi đổi của cảnh vật thiên nhiên theo thời gian.
- C. Nêu cảm xúc khi chứng kiến sự thay đổi của phong cảnh.
- D. Mô tả chi tiết từng vẻ đẹp của phong cảnh.
Câu 11: Đâu là nội dung của kết bài mở rộng?
A. Nghĩ về những người thầm lặng, chung tay giữ gìn, bảo vệ vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên…
- B. Nêu cảm nghĩ về cảnh.
- C. Miêu tả những đặc điểm nổi bật của cảnh.
- D. Nhắc đến một bài thơ, bài văn có liên quan sau đó dẫn dắt vào cảnh chọn tả.
Câu 12: Kết bài có tác dụng gì trong bài văn miêu tả phong cảnh?
- A. Bày tỏ được tình cảm của mọi người dành cho phong cảnh.
- B. Thể hiện được vẻ đẹp của phong cảnh.
C. Thể hiện được quan điểm, thái độ của người viết.
- D. Thể hiện được sự am hiểu của người viết về cảnh chọn tả.
Bình luận