Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 3: Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong phần mở bài của bài văn kể chuyện sáng tạo, cần giới thiệu:

  • A. Chỉ tên câu chuyện.
  • B. Chỉ tên tác giả.
  • C. Tên câu chuyện và tên tác giả.
  • D. Chỉ nhân vật chính.

Câu 2: Khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện, trong phần mở bài cần:

  • A. Giới thiệu bản thân là nhân vật nào.
  • B. Kể về tuổi thơ của nhân vật.
  • C. Mô tả ngoại hình của nhân vật.
  • D. Giải thích lý do chọn nhân vật này.

Câu 3: Phần thân bài của bài văn kể chuyện sáng tạo cần:

  • A. Kể lại câu chuyện theo trình tự ngẫu nhiên.
  • B. Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lý.
  • C. Chỉ tập trung vào nhân vật chính.
  • D. Bỏ qua các chi tiết không quan trọng.

Câu 4: Trong bài văn kể chuyện sáng tạo, việc sáng tạo chi tiết không thể được thực hiện bằng cách nào?

  • A. Sáng tạo thêm chi tiết.
  • B. Thay đổi cách kết thúc.
  • C. Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện.
  • D. Lấy chi tiết từ một câu chuyện khác không cùng chủ đề.

Câu 5: Khi đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, cần chú ý đến:

  • A. Cách xưng hô.
  • B. Cách thể hiện lời nói.
  • C. Cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc.
  • D. Cách xưng hô; Cách thể hiện lời nói; Cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc.

Câu 6: Trong phần kết bài của bài văn kể chuyện sáng tạo, người viết cần:

  • A. Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.
  • B. Nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện).
  • C. Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện; Nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện).
  • D. Giới thiệu nhân vật mới.

Câu 7: Khi đóng vai nhân vật để kể chuyện, cách xưng hô phải:

  • A. Luôn sử dụng ngôi thứ nhất.
  • B. Luôn sử dụng ngôi thứ ba.
  • C. Phù hợp với nhân vật được chọn. 
  • D. Thay đổi liên tục trong câu chuyện

Câu 8: Việc sáng tạo thêm chi tiết trong bài văn kể chuyện sáng tạo nhằm mục đích:

  • A. Làm cho câu chuyện dài hơn.
  • B. Thể hiện trí tưởng tượng của người viết.
  • C. Làm cho câu chuyện thêm phong phú và hấp dẫn.
  • D. Thể hiện trí tưởng tượng của người viết; Làm cho câu chuyện thêm phong phú và hấp dẫn.

Câu 9: Khi thay đổi cách kết thúc câu chuyện, điều quan trọng là:

  • A. Kết thúc mới phải hoàn toàn khác với kết thúc gốc.
  • B. Kết thúc mới phải hợp lý và liên quan đến nội dung trước đó. 
  • C. Kết thúc mới phải luôn có hậu.
  • D. Kết thúc mới phải gây bất ngờ cho người đọc.

Câu 10: Trong bài văn kể chuyện sáng tạo, việc thể hiện cảm xúc của nhân vật có thể được thực hiện thông qua:

  • A. Lời nói trực tiếp.
  • B. Hành động.
  • C. Suy nghĩ nội tâm.
  • D. Lời nói trực tiếp; Suy nghĩ nội tâm; Hành động.

Câu 11: Trong phần thân bài, việc kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lý có nghĩa là:

  • A. Luôn kể theo trình tự thời gian.
  • B. Kể chuyện bằng cách đảo ngược thời gian để thể hiện sự sáng tạo.
  • C. Đảm bảo logic và mạch lạc trong cách kể.
  • D. Kể theo cảm xúc của người viết, không quan trọng trình tự diễn biến câu chuyện.

Câu 12: Khi nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện trong phần kết bài, người viết nên:

  • A. Chỉ nêu những điểm tích cực.
  • B. Chỉ nêu những điểm tiêu cực.
  • C. Nêu cả điểm tích cực và tiêu cực nếu có.
  • D. Nêu quan điểm cá nhân một cách chân thực và hợp lý.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác