Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Luyện tập về từ đa nghĩa (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 3: Luyện tập về từ đa nghĩa (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Từ đa nghĩa là gì?

  • A. Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên.
  • B. Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng.
  • C. Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên.
  • D. Là từ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu.

Câu 2: Trong từ đa nghĩa có những nghĩa nào sau đây?

  • A. Nghĩa gốc và nghĩa đen.
  • B. Nghĩa bóng và nghĩa chuyển.
  • C. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
  • D. Nghĩa gốc và nghĩa bóng.

Câu 3: Từ “ăn” trong câu “ăn no ấm bụng được dùng với nghĩa nào?

  • A. Nghĩa chuyển.
  • B. Nghĩa bóng.
  • C. Nghĩa gốc.
  • D. Nghĩa ẩn dụ.

Câu 4: Trong các câu sau, câu nào từ “lưỡi” đùng với nghĩa gốc?

  • A. Lưỡi dao này rất sắc, cẩn thận kẻo đứt tay.
  • B. Lưỡi rìu vung lên chỉ ba nhát là cái cây đã đổ ầm xuống đất.
  • C. Khi làm vệ sinh cá nhân buổi sáng, đánh răng xong đừng quên vệ sinh lưỡi.
  • D. Bất thình lình một lưỡi gươm chĩa ngay về phía anh ấy.

Câu 5: Từ nào dưới đây không phải là từ có nghĩa chuyển của từ mắt?

  • A. Mắt biếc.
  • B. Mắt na.
  • C. Mắt lưới.
  • D. Mắt cây.

Câu 6: Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

  • A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. 
  • B. Cứ chiều chiều Vũ lại nghe thấy tiếng còi tàu vào cảng ăn hàng.
  • C. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
  • D. Chiếc xe đạp này, ăn phanh thật đấy.

 Câu 7: Tiếng nào dưới đây ghép với từ “đánh” thì mang nghĩa gốc?  

  • A. trống               
  • B. đàn                     
  • C. cờ                     
  • D. nhau

Câu 8: Từ nào dưới đây có thể chuyển nghĩa được?

  • A. Com – pa.
  • B. Quạt điện.
  • C. Rèm.
  • D. Lá

Câu 9: Từ nào dưới đây không có nghĩa chuyển?

  • A. Mũi.
  • B. Mặt.
  • C. Đồng hồ.
  • D. Tai.

Câu 10: Nghĩa chuyển của từ “quả”?

  • A. Qủa tim.
  • B. Qủa dừa.
  • C. Hoa quả.
  • D. Qủa táo.

Câu 11: Câu nào dưới đây có từ in đậm được dùng theo nghĩa gốc?

  • A. Huy là tay vợt xuất sắc của đội tuyển.
  • B. Đường chân trời ửng hồng bởi sắc hoàng hôn.
  • C. Chú hề có chiếc mũi đỏ chót, trông thật ngộ nghĩnh.
  • D. Há miệng chờ sung.

Câu 12: Giải thích ý nghĩa của từ in đậm trong câu dưới đây?

“Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”.

  • A. Chỉ số lượng.
  • B. Chỉ thức ăn được nấu kĩ đến độ ăn được.
  • C. Chỉ quả đã vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, có hương thơm, vị ngọt.
  • D. Sự thành thục, am hiểu đầy đủ mọi khía cạnh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác