Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 2: Thư gửi các học sinh (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 2: Thư gửi các học sinh (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bức thư được Bác Hồ gửi các em học sinh vào dịp nào?
- A. Tết cổ truyền.
- B. Tết Trung thu.
- C. Tết Đoan Ngọ.
D. Ngày khai trường.
Câu 2: Câu 1: Bài tập đọc “Thư gửi các học sinh” là do ai viết?
A. Hồ Chí Minh.
- B. Tố Hữu.
- C. Trường Chinh.
- D. Lê Duẩn.
Câu 3: Trong thư Bác Hồ đã tưởng tượng ra các bạn học sinh trong ngày đầu khai trường của nước Việt Nam độc lập như thế nào?
- A. Các bạn học sinh e sợ, rụt rè khi lần đầu tiên tới lớp mới, trường mới
- B. Các bạn học sinh khóc lóc vì phải xa bố mẹ tới ngôi trường mới
- C. Cảnh tượng nhốn nháo, loạn lạc, các bạn học sinh òa khóc trong vòng tay thầy cô, bè bạn
D. Cảnh tượng nhộn nhịp, tưng bừng, các bạn học sinh vui vẻ vì sau bao lâu, bao cuộc chuyển biến lại được gặp thầy, gặp bạn.
Câu 4: Con hiểu như thế nào về câu nói sau của Bác “Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào Việt Nam”?
- A. Các em thật may mắn.
- B. Các em có cuộc sống sung sướng hơn những người đã hi sinh.
C. Các em cần phải biết ơn những người đã hi sinh để cho mỗi người chúng ta có được cuộc sống an bình như ngày nay.
- D. Những người hi sinh là những người xấu số.
Câu 5: Bác Hồ đã tưởng tượng ra cảnh gì trong ngày tựu trường của các em?
- A. Các bạn học sinh e sợ, rụt rè khi lần đầu tiên tới lớp mới, trường mới.
- B. Các bạn học sinh khóc lóc vì phải xa bố mẹ tới ngôi trường mới.
- C. Cảnh tượng nhốn nháo, loạn lạc, các bạn học sinh òa khóc trong vòng tay thầy cô, bè bạn.
D. Cảnh tượng nhộn nhịp, tưng bừng, các bạn học sinh vui vẻ vì sau bao lâu, bao cuộc chuyển biến lại được gặp thầy gặp bạn.
Câu 6: "Kiến thiết đất nước" có nghĩa là gì?
- A. Trông, nhìn đất nước.
B. Xây dựng đất nước.
- C. Tin tưởng đất nước.
- D. Thấy được tầm quan trọng của đất nước.
Câu 7: Bác khẳng định các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ đâu?
- A. Nhờ những người thầy cô tận tụy, yêu mến học sinh.
B. Nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em.
- C. Nhờ sự yêu thương, che chở, quan tâm của cha mẹ các em.
- D. Nhờ những người thầy tâm huyết mở trường, mở lớp
Câu 8: Vì sao Bác khuyên các em học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập,…trong những năm học tới?
A. Vì để các em lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu.
- B. Vì để các em học giỏi hơn.
- C. Vì giúp các em trở thành người chăm chỉ, hiền lành.
- D. Vì để cho bố mẹ vui và các em sau này trở thành doanh nhân.
Câu 9: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- A. Là ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.
- B. Là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
- C. Từ ngày khai trường này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
D. Cả B và C.
Câu 10: “Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” mà Bác Hồ nhắc tới trong thư có nghĩa là một nền giáo dục tự do, tự chủ của nước Việt Nam độc lập nhằm đào tạo ra những công dân và nhân tài để phục vụ cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Theo con lời giải thích như vậy đúng hay sai?
A. Đúng.
- B. Sai.
Câu 11: "80 năm giời nô lệ" là Bác muốn nhắc tới sự đô hộ của nước nào?
- A. Trung Quốc
- B. Phát xít Nhật
C. Thực dân Pháp
- D. Đế quốc Mĩ
Câu 12: Nội dung của bài "Thư gửi các học sinh" là gì?
- A. Khẳng định sự hi sinh xương máu của cha ông để có nền độc lập hôm nay.
- B. Khuyên cha mẹ các em hãy đưa con em tới dự lễ tựu trường.
C. Khuyên các em nên ngoan ngoãn siêng năng học tập để kiến thiết đất nước.
- D. Chúc mừng các em tới dự lễ tựu trường đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Bình luận