Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Chân trời bài 2: Quan sát, tìm ý cho bài văn tả người
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 2: Quan sát, tìm ý cho bài văn tả người sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi viết kết bài mở rộng, nên mở rộng theo hướng nào?
A. Nêu suy nghĩ về sự việc, hoạt động,… có liên quan đến người được tả, những điều tốt đẹp mà người đó để lại trong lòng mọi người. Bày tỏ những mong muốn về một tương lai tốt đẹp đến với người được tả.
- B. Tái hiện quá khứ với người được tả.
- C. Phê pháp về người được tả.
- D. Trích dẫn lời nói của người được tả
Câu 2: Khi viết mở bài gián tiếp, có thể giới thiểu người được ta bằng cách:
- A. Bày tỏ cảm xúc mãnh liệt tới người được tả.
B. Nêu suy nghĩ về sự việc, hoạt động,… có liên quan đến người được tả. Nhắc lại kỉ niệm chung nào đó với người được tả.
- C. Nhắc lại quá khứ chung nào đó với người được tả.
- D. Bày tỏ suy nghĩ tiêu cực tới người được tả.
Câu 3: Cho đoạn văn sau: “Ngày nào đến lớp, em cũng được gặp cô Lan chủ nhiệm vô cùng yêu quý của em. Đối với em, cô chính là người mẹ thứ hai đã dìu dắt em trong suốt những năm học tiểu học”. Hãy cho biết đây là mở bài theo cách viết nào?
- A. Mở bài bằng những câu hát, câu thơ, câu nói, câu ca dao… hay về người
- B. Mở bài từ những ấn tượng sâu sắc của em về người được tả hoặc những kỉ niệm riêng giữa em và người đó.
C. Mở bài bằng cách giới thiệu trực tiếp và bộc lộ cảm xúc với người được tả.
- D. Mở bài từ một khung cảnh thân thuộc nào đó nơi mà người em tả làm các công việc thường ngày của họ
Câu 4: Cho đoạn văn sau: “Tôi có một cô em gái không xinh đẹp nhưng lại vô cùng thông minh và cá tính. Những ai đã từng gặp em một lần thì sẽ không thể nào quên”. Hãy cho biết đây là mở bài theo cách viết nào?
A. Mở bài từ những ấn tượng sâu sắc của em về người được tả hoặc những kỉ niệm riêng giữa em và người đó
- B. Mở bài từ một khung cảnh thân thuộc nào đó nơi mà người em tả làm các công việc thường ngày của họ
- C. Mở bài bằng những câu hát, câu thơ, câu nói, câu ca dao… hay về người
- D. Mở bài bằng cách giới thiệu trực tiếp và bộc lộ cảm xúc với người được tả
Câu 5: Cho đoạn văn sau: “Như chim mẹ giữa tán rừng cao lắm mưa, nhiều nắng, ngậm cành kết lá để tạo cho con một chiếc tổ ấm êm. Như bầy trâu rừng giữa đêm hoang của rừng thẳm vẫn biết dồn những đứa con non vào giữa đàn, nơi an toàn nhất.” (PCL). Mỗi người đều có một nơi an toàn nhất. Nơi đó chính là Mẹ.(Đỗ Nhật Nam)”. Hãy cho biết đây là mở bài theo cách viết nào?
- A. Mở bài bằng cách giới thiệu trực tiếp và bộc lộ cảm xúc với người được tả
B. Mở bài bằng những câu hát, câu thơ, câu nói, câu ca dao… hay về người
- C. Mở bài từ những ấn tượng sâu sắc của em về người được tả hoặc những kỉ niệm riêng giữa em và người đó
- D. Mở bài từ một khung cảnh thân thuộc nào đó nơi mà người em tả làm các công việc thường ngày của họ
Câu 6: Cho đoạn văn sau: “Trong những năm tháng tuổi thơ, gắn bó cùng em không chỉ có cậu em trai dễ tính, thân thiện mà còn có Hoài Dương, cô bạn thân thiết vừa học cùng lớp vừa ở ngay cạnh nhà. Đó thực sự là một người bạn tuyệt vời mà em luôn cảm thấy thú vị, vui vẻ khi ở bên.” Hãy cho biết đây là mở bài theo cách viết nào?
- A. Mở bài từ những ấn tượng sâu sắc của em về người được tả hoặc những kỉ niệm riêng giữa em và người đó
- B. Mở bài bằng những câu hát, câu thơ, câu nói, câu ca dao… hay về người
C. Mở bài bằng cách giới thiệu trực tiếp và bộc lộ cảm xúc với người được tả
- D. Mở bài từ một khung cảnh thân thuộc nào đó nơi mà người em tả làm các công việc thường ngày của họ.
Câu 7: Trong bài văn tả người, mở bài chính là phần:
A. Tạo nên ấn tượng đầu tiên của bài viết
- B. Khép lại bài văn và để lại những cảm xúc
- C. Phần hình thức đầu tiên
- D. Phần hình thức cuối cùng
Câu 8: Mở bài trực tiếp có gì khác với mở bài gián tiếp?
- A. Mở bài gián tiếp dẫn dắt giới thiệu về nhân vật nhàm chán hơn mở bài trực tiếp..
B. Mở bài gián tiếp dẫn dắt giới thiệu về nhân vật có logic và thú vị hơn mở bài trực tiếp..
- C. Mở bài gián tiếp dẫn dắt giới thiệu về nhân vật nhiều tưởng tượng hơn mở bài trực tiếp.
- D. Mở bài gián tiếp trực tiếp kể về nhân vật có logic và thú vị hơn mở bài trực tiếp.
Câu 9: Điểm khác nhau giữa kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng?
A. Kết bài mở rộng có nhiều chi tiết miêu tả cảm xúc sâu sắc hơn kết bài không mở rộng.
- B. Kết bài mở rộng có nhiều chi tiết miêu tả tâm lí sâu sắc hơn kết bài không mở rộng.
- C. Kết bài mở rộng có nhiều chi tiết miêu tả hành động hơn kết bài không mở rộng.
- D. Kết bài mở rộng có nhiều chi tiết miêu tả ý nghĩa hơn kết bài không mở rộng.
Câu 10: Cho đoạn văn sau: ““Em rất yêu quý Kẹo – cô công chúa nhỏ đáng yêu luôn mang lại niềm vui cho cả nhà em.” (Hoàng Hương Thảo).” Hãy cho biết đây là kết bài theo cách viết nào?
A. Kết bài trực tiếp nhưng đã thể hiện được tình cảm người viết với cô em gái nhỏ đáng yêu của mình
- B. - Kết bài trực tiếp về ý nghĩa của mẹ, của cô giáo…thể hiện được tình cảm và lòng biết ơn chân thành của người viết.
- C. Kết bài gián tiếp nói lên ý nghĩa của người được tả với em.
- D. Kết bài gián tiếp tiếp nhưng đã thể hiện được tình cảm người viết với cô em gái nhỏ đáng yêu của mình
Câu 11: Cho đoạn văn sau: “Mỗi lần nhớ về những tháng ngày vui vẻ, hồn nhiên dưới mái trường tiểu học, em luôn cảm thấy hạnh phúc và may mắn khi được là học trò của cô An. Cô không chỉ mang đến cho chúng em bao kiến thức mới mẻ mà còn chỉ dạy chúng em những bài học sống vô giá, giúp cho chúng em hiểu được giá trị của lời chào, vẻ đẹp của nụ cười, sự ấm áp của yêu thương và chia sẻ… Nhờ có cô, lớp 5A mãi là một ngôi nhà chung không thể nào quên của tất cả chúng em, dù có đi bất cứ nơi đâu….” Hãy cho biết đây là kết bài theo cách viết nào?
A. Kết bài bằng cách nói lên ý nghĩa của người được tả với em.
- B. Kết bài bằng cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc với người được tả.
- C. Kết bài bằng những câu hát, câu thơ, câu nói, câu ca dao… hay về người
D. Kết bài từ những ấn tượng sâu sắc của em về người được tả hoặc những kỉ niệm riêng giữa em và người đó.
Câu 12: Cho đoạn văn sau: “Có lẽ ít người cha trên đời này thương yêu con như cha tôi. Mẹ tôi mất từ lúc tôi lên hai. Cha nuôi tôi từ thuở ấy. Người dùng chiếc xích lô kiếm sống, cũng là chiếc nôi chở tôi đi khắp nẻo đường thành phố. Tôi lớn lên trong sự nhọc nhằn thức khuya dậy sớm, nai lưng đạp xích lô của cha…” (Từ Nguyên Tĩnh)” Hãy phân tích cách mở bài trên được viết như thế nào?
A. Giới thiệu ngắn gọn những ấn tượng về người định tả. Gợi nhớ những kỷ niệm riêng về người định tả giúp mở bài chân thực và giàu cảm xúc hơn.
- B. Dẫn 1 đoạn trích, một câu nói hay và ý nghĩa , gợi liên tưởng đến người mình định tả.
- C. Câu, đoạn được dẫn dắt cần là những câu hay và phù hợp với người mình định tả.
- D. Từ những ấn tượng sâu sắc của em về người được tả hoặc những kỉ niệm riêng giữa em và người đó.
Câu 13: Cho đoạn văn sau: “Người ta thường nói: một người thầy tuyệt vời là một người thầy không chỉ dạy giỏi mà còn biết truyền cảm hứng học tập cho học sinh. Thật may mắn cho em, trong những năm tháng đi học, em được học một người thầy như thế. Thầy chính là thầy Hiếu, thầy giáo dạy văn của em.” Hãy phân tích cách mở bài trên được viết như thế nào?
A. Dẫn 1 đoạn trích, một câu nói hay và ý nghĩa , gợi liên tưởng đến người mình định tả. Câu, đoạn được dẫn dắt cần là những câu hay và phù hợp với người mình định tả.
- B. Bộc lộ tình cảm với người được tả.
- C. Giới thiệu người định tả là ai? Có quan hệ với em như thế nào?
- D. Giới thiệu ngắn gọn những ấn tượng về người định tả.
Câu 14: Cho đoạn văn sau: “Mẹ không chỉ sinh ra và nuôi tôi khôn lớn nên người mà mẹ còn là người thầy đầu tiên của tôi. Một người thầy vừa nghiêm khắc, tận tụy, vừa độ lượng, yêu thương mà suốt đời tôi không thể nào quên!”. Hãy phân tích cách kết bài trên được viết như thế nào?
- A. Kết bài ngắn gọn nhưng đã thể hiện được tình cảm người viết với cô em gái nhỏ đáng yêu của mình
- B. Kết bài bằng cách nói lên ý nghĩa của người được tả với em.
C. Kết bài viết về ý nghĩa của mẹ, của cô giáo…thể hiện được tình cảm và lòng biết ơn chân thành của người viết. Cách viết này thường được sử dụng trong các bài văn tả về một người có ảnh hưởng sâu sắc đến người viết.
- D. Cách viết này thường được sử dụng trong các bài văn tả về một người có ảnh hưởng sâu sắc đến người viết.
Câu 15: “Bọn trẻ đúng bên bơ nhìn nó lặn vừa ghen vừa phục” là cách kết bài nào?
- A. Kết bài mở rộng
- B. Kết bài ngắn gọn
C. Kết bài không mở rộng
- D. Kết bài gián tiếp
Bình luận