Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 9 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công thức phân tử của glucozo là:

  • A. C6H12O6.
  • B. C12H22O11.
  • C. (C6H10O5)n.
  • D. C5H10O5.

Câu 2: Glucose thuộc nhóm chất nào sau đây?

  • A. Lipid
  • B. Disaccharide
  • C. Monosaccharide
  • D. Polysaccharide

Câu 3: Thành phần chính của đá vôi là:

  • A. CaCO3.
  • B. SiO2.
  • C. Fe2O3.
  • D. Al2O3.

Câu 4: Chất nào sau đây không phải là acid béo?

  • A. C17H35COOH.
  • B. C17H33COOH.
  • C. C15H31COOH.
  • D. C2H5COOH.

Câu 5: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glycerol?

  • A. (C17H35COO)3C3H5.
  • B. CH3COOCH3.
  • C. HCOOCH3.
  • D. CH3COOC6H5.

Câu 6: Đun nóng 8,9 gam chất béo (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được m gam glycerol. Giá trị của m là

  • A. 0,46 gam.
  • B. 0,84 gam.
  • C. 0,92 gam.
  • D. 1,02 gam.

Câu 7: Công thức chung của carbohydrate là

  • A. Cn(H2O)n.
  • B. CnH2On.
  • C. CnH2mO.
  • D. Cn(H2O)m.

Câu 8: Khi đun nóng dung dịch saccharose với dung dịch acid, thu được dung dịch có phản ứng tráng gương, do

  • A. saccharose bị đồng phân hóa thành maltose.
  • B. saccharose bị thủy phân thành glucose và fructose.
  • C. trong phân tử saccharose có nhóm chức aldehyde.
  • D. saccharose bị thủy phân thành các aldehyde đơn giản.

Câu 9: Công thức nào sau đây là của cellulose?

  • A. [C6H7O2(OH)3]n.
  • B. [C6H8O2(OH)3]n.
  • C. [C6H7O3(OH)3]n.
  • D. [C6H5O2(OH)3]n.

Câu 10: Chọn câu nói đúng:

  • A. Cellulose có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột.
  • B. Cellulose và tinh bột có phân tử khối nhỏ.
  • C. Cellulose có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.
  • D. Cellulose và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.

Câu 11: Cho các chất: X: glucose; Y: saccharose; Z: tinh bột; T: glyceryl; H: cellulose. Những chất bị thuỷ phân là:

  • A. X , Z , H.
  • B. Y , Z , H.
  • C. X , Y , Z.
  • D. Y , T , H.

Câu 12: Dấu hiệu để nhận biết protein là

  • A. làm dung dịch iodine đổi màu xanh.
  • B. có phản ứng đông tụ thành chất màu trắng khi đun nóng.
  • C. thủy phân trong dung dịch acid.
  • D. đốt cháy có mùi khét và có phản ứng đông tụ khi đun nóng.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.
  • B. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử amino acid giống nhau tạo nên.
  • C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại amino acid tạo nên.
  • D. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử amino acid tạo nên.

Câu 14: Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông. Người ta có thể

  • A. Dùng phản ứng thủy phân.
  • B. Dùng quỳ tím.
  • C. Đốt và ngửi nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm.
  • D. Gia nhiệt để thực hiện phản ứng đông tụ.

Câu 15: Đâu không phải tính chất của cao su?

  • A. Không thấm nước, không thấm khí.
  • B. Không dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
  • C. Có tính đàn hồi cao.
  • D. Không bền, dễ bị hao mòn, thủng rách.

Câu 16: Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A. Phân tử polymer được cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau.
  • B. Tơ là những polymer thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi.
  • C. Cao su được phân thành cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
  • D. Ưu điểm của cao su là tính đàn hồi, thấm nước, thấm khí.

Câu 17: Đâu không phải nguồn nhiên liệu từ vỏ Trái Đất?

  • A. Nhiên liệu hạt nhân.              
  • B. Dầu mỏ.            
  • C. Khí đốt.             
  • D. Than đá.

Câu 18: Vì sao việc tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên lại phục vụ cho sự phát triển bền vững?

  • A. Vì tài nguyên trong vỏ Trái Đất chỉ còn trữ lượng nhỏ.
  • B. Vì có thể bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế.  
  • C. Vì có thể bảo vệ môi trường.
  • D. Vì có thể giảm phát thải khí nhà kính.

Câu 19: Vì sao vôi tôi có tác dụng khử chua đất trồng?

  • A. Ca(OH)2 tác dụng với base trong đất nên có thể khử chua cho đất.
  • B. Ca(OH)2 tác dụng với acid trong đất nên có thể khử chua cho đất.
  • C. Ca(OH)2 có thể bổ sung nguyên tố Ca cho đất nên tăng hàm lượng khoáng chất cho đất.
  • D. Ca(OH)2 ức chế hệ vi sinh vật gây tính chua cho đất.

Câu 20: Làm thế nào để nhuộm màu cho đồ gốm sứ?

  • A. Sử dụng nước phẩm màu.
  • B. Sử dụng một số hợp chất của kim loại.
  • C. Sử dụng nước ép của các loại rau củ có màu đặc trưng.
  • D. Sử dụng màu bột công nghiệp.

Câu 21: Ta có thể hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch bằng cách

  • A. Đốn cây trên rừng làm nhiên liệu đốt.
  • B. Giảm sử dụng các nhiên liệu tái tạo.
  • C. Giảm sử dụng năng lượng mặt trời, gió,...
  • D. Sử dụng các phương tiện công cộng, xe đạp thay cho ô tô, xe máy cá nhân chạy bằng xăng, dầu.

Câu 22: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiên liệu hoá thạch ở nước ta trở nên cạn kiệt nhanh chóng là

  • A. Khai thác và sử dụng chưa hợp lí.
  • B. Khai thác bừa bãi không có tổ chức.
  • C. Chính sách bảo vệ nguồn khoáng sản còn nhiều thiếu sót.
  • D. Trình độ khoa học kĩ thuật còn hạn chế gây lãng phí.

Câu 23: Chất khí nào là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính?

  • A. CO2 và SO2.
  • B. CO2 và CH4.
  • C. CO và CH4.                     
  • D. CO và SO2.

Câu 24: Vì sao các nhiên liệu than mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu khi đốt cháy sẽ sinh ra khí CO2?

  • A. Vì chúng sẽ tác dụng với CO trong không khí.
  • B. Vì chúng đều là những nhiên liệu có chứa carbon.
  • C. Vì khi khai thác người ta đã thêm than vào những nhiên liệu này.
  • D. Vì chúng có một hàm lượng nhỏ là carbon.

Câu 25: Đặc điểm vật lý nào của khí nhà kính mà sự gia tăng của nó đang làm Trái đất ấm dần lên?

  • A. Hấp thụ và tán xạ mạnh bức xạ hồng ngoại.
  • B. Hấp thụ mạnh bức xạ tử ngoại.
  • C. Cho ánh sáng truyền qua thủy tinh, kính.
  • D. Quang điện trong.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác