Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 9 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự gia tăng khí CO₂ trong khí quyển dẫn đến:

  • A. Giảm nhiệt độ toàn cầu.
  • B. Tăng cường đa dạng sinh học.
  • C. Sự ấm lên toàn cầu.
  • D. Làm mát tầng khí quyển.

Câu 2: Than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên là:

  • A. Năng lượng tái tạo.
  • B. Nhiên liệu hóa thạch.
  • C. Nguồn nguyên liệu vô hạn.
  • D. Nhiên liệu thân thiện với môi trường.

Câu 3: Nhựa PVC được ứng dụng trong:

  • A. Sản xuất đồ gia dụng.
  • B. Làm bao bì thực phẩm.
  • C. Làm ống dẫn nước.
  • D. Sản xuất giấy.

Câu 4: Đâu không phải một ứng dụng của chất béo?

  • A. Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật.
  • B. Trong công nghiệp, chất béo chủ yếu dùng để sản xuất xà phòng.
  • C. Chất béo dùng để sản xuất glycerol.
  • D. Sản xuất nước khoáng.

Câu 5: Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác của các enzyme như lipase và dịch mật chất béo bị thuỷ phân thành

  • A. acid béo và glycerol.
  • B. Acid carboxylic và glycerol.
  • C. CO2 và H2O.
  • D. NH3, CO2, H2O.

Câu 6: Đun 26,7 kg chất béo (C17H35COO)3C3Hvới dung dịch NaOH dư (hiệu suất 100%), khối lượng glycerol thu được là

  • A. 1,2 kg.
  • B. 2,76 kg.
  • C. 3,6 kg.
  • D. 4,8 kg.

Câu 7: Công thức chung của carbohydrate là

  • A. Cn(H2O)n.
  • B. CnH2On.
  • C. CnH2mO.
  • D. Cn(H2O)m.

Câu 8: Thủy phân hoàn toàn 8,58 gam một loại chất béo cần vừa đủ 1,2 kg NaOH. Sản phẩm thu được gồm 0,92 kg glycerol và hỗn hợp muối của các acid béo. Khối lượng của hỗn hợp các muối thu được là: 

  • A. 9,72 kg.
  • B. 8,86 kg.
  • C. 5,96 kg.
  • D. 5 kg.

Câu 9: Saccharose không có ứng dụng nào sau đây?

  • A. Dùng làm thức ăn cho người.
  • B. Làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
  • C. Làm nguyên liệu để pha chế thuốc.
  • D. Cả làm bột giặt.

Câu 10: Tại sao người bị tiểu đường phải hạn chế ăn trái cây chín ngọt?

  • A. Trong trái cây chín ngọt có nhiều chất kháng ilsulin.
  • B. Trong trái cây chín ngọt chứa nhiều đường glucose.
  • C. Trái cây chín ngọt có chứa chất gây hạ đường huyết.
  • D. Trái cây chín ngọt có chứa chất gây béo phì.

Câu 11: Công thức của tinh bột và cellulose là

  • A. (C6H10O5)n.
  • B. C6nH12nO5n.
  • C. C6H10O5n .
  • D. (C6H12O5)n.

Câu 12: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch : glucose, hồ tinh bột, ethylic alcohol. Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

  • A. Dung dịch Iodine.                                           
  • B. Dung dịch acid.
  • C. Dung dịch Iodine và phản ứng tráng bạc.             
  • D. Phản ứng với Na.

Câu 13: Để tạo 810 kg tinh bột, cây xanh đã hấp thụ bao nhiêu kg khí CO2?

  • A. 1320 kg.
  • B. 1240 kg.
  • C. 1430 kg.
  • D. 1140 kg.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Các protein đều chứa các nguyên tố carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen.
  • B. Protein có ở mọi bộ phận cơ thể của người, động vật, thực vật như trứng, thịt, máu, sữa, tóc, sừng, móng, rễ, thân lá, quả, hạt,…
  • C. Ở nhiệt độ thường dưới tác dụng của men, protein thủy phân tạo ra các amino acid.
  • D. Protein đông tụ khi đun nóng hoặc cho thêm một số hóa chất.

Câu 15: Đốt cháy chất hữu cơ X (X là một trong số các chất tinh bột, saccharose, glucose, protein) thấy sản phẩm tạo ra là CO2, H2O và N2. Vậy X có thể là

  • A. tinh bột.
  • B. saccharose.
  • C. glucose.
  • D. protein.

Câu 16: Làm cách nào để làm giảm sự đàn hồi của cao su, khiến chúng trở nên giòn và cứng hơn?

  • A. Giảm nhệt độ xuống thật thấp.
  • B. Tăng nhiệt độ lên thật cao.
  • C. Tăng áp suất lên bề mặt cao su.
  • D. Ngâm cao su trong nước.

Câu 17: Trùng hợp m tấn ethylene thu được 1 tấn PE với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

  • A. 1,80.
  • B. 2,00.
  • C. 0,80.
  • D. 1,25.

Câu 18: Tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay là

  • A. Tài nguyên đất.
  • B. Tài nguyên nước.
  • C. Tài nguyên sinh vật.
  • D. Tài nguyên khoáng sản.

Câu 19: Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững nguồn tài nguyên trong vỏ Trái Đất, chúng ta nên

  • A. sử dụng nhiên liệu hoá thạch thay cho nhiên liệu sạch.
  • B. tiết kiệm, bảo vệ nguồn tài nguyên, sử dụng vật liệu tái chế.
  • C. sử dụng nhiên liệu hoá thạch thay cho nhiên liệu tái chế.
  • D. Loại bỏ các đề tài nghiên cứu về năng lượng tái tạo.

Câu 20: Vì sao cần phải khai thác đá vôi hợp lí?

  • A. Vì dễ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên vỏ Trái Đất và phá huỷ môi trường tự nhiên.
  • B. Ô nhiễm tiếng ồn.
  • C. Khai thác quá mức khiến giá đá vôi giảm mạnh.
  • D. Mất cân bằng hệ sinh thái.

Câu 21: Ta Một loại thủy tinh chịu lực chứa 13% Na2O; 11,7% CaO và 75,3% SiO2 theo khối lượng. Thành phần của loại thủy tinh này biểu diễn dưới dạng các oxide là: 

  • A. Na2O.CaO.6SiO2.
  • B. Na2O.6CaO.SiO2.
  • C. 6Na2O.CaO.SiO2.
  • D. 3Na2O.CaO.6SiO.

Câu 22: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiên liệu hoá thạch ở nước ta trở nên cạn kiệt nhanh chóng là

  • A. Khai thác và sử dụng chưa hợp lí.
  • B. Khai thác bừa bãi không có tổ chức.
  • C. Chính sách bảo vệ nguồn khoáng sản còn nhiều thiếu sót.
  • D. Trình độ khoa học kĩ thuật còn hạn chế gây lãng phí.

Câu 23: Quá trình nào sau đây không sinh ra khí carbon dioxide?

  • A. Đốt cháy khí thiên nhiên.
  • B. Sản xuất vôi sống.
  • C. Hô hấp của người và động vật.
  • D. Quang hợp của cây xanh.

Câu 24: Nước ta đang sử dụng nguồn nhiên liệu nào thân thiện với môi trường để góp phần bảo vệ môi trường và giảm dần việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch?

  • A. Nhiên liệu sinh học, năng lượng điện gió, mặt trời,...
  • B. Nhiên liệu điện hạt nhân.
  • C. Gỗ rừng.
  • D. Nhiên liệu hydrogen.

Câu 25: Cho các nhận định sau:

(1) Nhiên liệu hoá thạch là nguồn tài nguyên vô hạn.

(2) Nhiên liệu hoá thạch được tạo ra từ quá trình núi lửa phun trào, dung nham nguội lại.

(3) Mất hàng triệu năm để các sinh vật phân rã biến thành nhiên liệu hoá thạch.

(4) Ưu điểm của năng lượng hóa thạch là có thể khai thác với khối lượng lớn, dễ vận chuyển.

(5) Hiện nay, tại Việt Nam các nhiên liệu hoá thạch bị khai thác dẫn đến cạn kiệt dần.

Số nhận định đúng là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác