Slide bài giảng Toán 11 chân trời Bài tập cuối chương 9
Slide điện tử Bài tập cuối chương 9. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Toán 11 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG IX (2 TIẾT)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Một chiếc máy có hai động cơ I và II hoạt động độc lập với nhau. Xác suất để hai động cơ chạy tốt lần lượt là 0,8 và 0,7. Vậy xác suất để có ít nhất một động cơ chạy tốt là bao nhiêu?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
Ôn tập kiến thức trọng tâm có trong chương IX
Luyện tập
Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. ÔN TẬP KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CÓ TRONG CHƯƠNG IX
Hoạt động 1. Ôn tập kiến thức trọng tâm có trong chương IX
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Liệt kê các kiến thức có trong chương IX
Nội dung gợi ý:
Biến cố giao
Cho hai biến cố và Biến cố “Cả và cùng xảy ra”; kí hiệu hoặc được gọi là biến cố giao của và .
Biến cố xung khắc
Hai biến cố và được gọi là xung khắc nếu và không đồng thời xảy ra.
Biến cố độc lập
Hai biến cố và được gọi là độc lập nếu việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố này không làm ảnh hưởng tới xác suất của biến cố kia.
Biến cố hợp
Cho hai biến cố và Biến cố “Cả hoặc xảy ra”; kí hiệu được gọi là biến cố hợp của và .
Quy tắc nhân xác suất
Nếu hai biến cố và độc lập thì:
Quy tắc cộng xác suất
Hai biến cố xung khắc
Cho hai biến cố xung khắc và Khi đó
Hai biến cố bất kỳ
Cho hai biến cố và Khi đó
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài:
Câu 1: Ba xạ thủ A, B, C độc lập với nhau cùng bắn súng vào một mục tiêu. Xác suất bắn trúng mục tiêu của A, B, C tương ứng là 0,4; 0,5 và 0,7. Xác suất để có ít nhất một người bắn trúng mục tiêu:
A. 0,09
B. 0,91
C. 0,36
D. 0,06
Câu 2: Có hai cái giỏ đựng trứng gồm giỏ A và giỏ B, các trứng trong mỗi giỏ đều có hai loại là trứng lành và trứng hỏng. Tổng số trứng trong hai giỏ là 20 quả và số trứng trong giỏ A nhiều hơn số trứng trong giỏ B. Lấy ngẫu nhiên mỗi giỏ 1 quả trứng, biết xác suất để lấy được hai quả trứng lành là 55/84. Tìm số trứng lành trong giỏ A:
A. 6
B. 14
C. 11
D. 10
Câu 3: Một đề trắc nghiệm có 50 câu hỏi gồm 20 câu mức độ nhận biết, 20 câu mức độ vận dụng và 10 câu mức độ vận dụng cao. Xác suất để bạn Hoa làm hết 20 câu mức độ nhận biết là 0,9; 20 câu mức độ vận dụng là 0,8; và 10 câu mức độ vận dụng cao là 0,6. Xác suất để bạn Hoa làm trọn vẹn 50 câu là:
A. 0,432
B. 0,008
C. 0,228
D. 1
Câu 4: Gọi X là tập các số tự nhiên có 5 chữ số. Lấy ngẫu nhiên hai số từ tập X. Xác suất để nhận được ít nhất một số chia hết cho 4 gần nhất với số nào dưới đây:
A. 0,63
B. 0,23
C. 0,44
D. 0,12
Câu 5: Cho A và B là hai biến cố xung khắc. Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A. P(A) + P(B) = 1
B. Hai biến cố A và B không đồng thời xảy ra
C. Hai biến cố A và B đồng thời xảy ra
D. P(A) + P(B) < 1
Đáp án gợi ý:
Câu 1 - B | Câu 2 - C | Câu 3 -A | Câu 4 - C | Câu 5 - B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Một bộ bài tú lơ khơ gồm 52 con. Rút ngẫu nhiên lần lượt 3 con, mỗi lần 1 con. Xác suất để hai lần đầu rút được con K và lần thứ ba rút được con Q là gì?
Câu 2: Cho ba hộp giống nhau, mỗi hộp có 7 bút chì màu sắc khác nhau. Hộp thứ nhất có 3 bút đỏ, 2 bút xanh, 2 bút đen; hộp thứ hai có 2 bút đỏ, 2 bút xanh, 3 bút đen; hộp thứ ba có 5 bút đỏ, 1 bút xanh, 1 bút đen. Lấy ngẫu nhiên một hộp và rút ra 2 bút từ hộp đó. Xác suất của biến cố "Lấy được hai bút màu xanh" là bao nhiêu?