Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời bài 35: Khái quát về di truyền học (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo bài 35: Khái quát về di truyền học (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: DNA là thành phần chủ yếu cấu tạo nên

  • A. gene.
  • B. tế bào.
  • C. nhiễm sắc thể.
  • D. cơ quan.

Câu 2: Ở sinh vật có những hình thức sinh sản nào để di truyền gene cho thế hệ sau?

  • A. Mọc chồi và thụ tinh.
  • B. Nguyên phân và giảm phân.
  • C. Sinh sản phân mảnh và sinh sản phân đôi.
  • D. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Câu 3: Theo lí thuyết, con người có bao nhiêu gene trong bộ nhiễm sắc thể?

  • A. vài nghìn gene.                                
  • B. vài chục nghìn gene.
  • C. vài trăm nghìn gene.                        
  • D. vài triệu gene.

Câu 4: Biến dị di truyền có thể được truyền từ đối tượng nào?

  • A. Chỉ từ cha.                                       
  • B. Chỉ từ mẹ.
  • C. Cả bố và mẹ.                                    
  • D. Anh, chị, em có quan hệ huyết thống.

Câu 5: Các đoạn DNA mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm nhất định nào đó được gọi là

  • A. RNA.
  • B. nhiễm sắc thể.
  • C. nhân tế bào.
  • D. gene

Câu 6: Một số đặc điểm của con cái không giống nhau và không giống với bố, mẹ của chúng được gọi là

  • A. sinh sản.
  • B. di truyền.
  • C. biến dị.
  • D. phát triển.

Câu 7: Đặc điểm được gọi là di truyền khi bố mắt nâu, mẹ mắt nâu thì sinh ra con có mắt màu

  • A. nâu.
  • B. đen.
  • C. xanh.
  • D. xám.

Câu 8: Đối tượng nào sau đây được xem là trung tâm của di truyền học?

  • A. Gene.
  • B. Tế bào.
  • C. Biến dị.
  • D. Di truyền.

Câu 9: Sự truyền đạt các đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là

  • A. sinh sản.
  • B. di truyền.
  • C. biến dị.
  • D. phát triển.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây được gọi là biến dị?

  • A. Bố và mẹ tóc đen, sinh ra con tóc đen.
  • B. Bố và mẹ thuận tay phải, sinh ra con thuận tay trái.
  • C. Bố và mẹ da nhóm máu O, sinh ra con nhóm máu O.
  • D. Bố và mẹ có chiều cao thấp, sinh ra con thấp.

Câu 11: Sơ đồ mối quan hệ từ gene đến tế bào là

  • A. Gene → Nhiễm sắc thể → Nhân tế bào → Tế bào.
  • B. Tế bào → Gene → Nhiễm sắc thể → Nhân tế bào.
  • C. Nhân tế bào → Nhiễm sắc thể → Gene → Tế bào.
  • C. Nhiễm sắc thể → Tế bào → Nhân tế bào → Gene.

Câu 12: Chọn đáp án đúng nhất. 

Thành tựu nào sau đây là một ví dụ về ứng dụng của ngành di truyền học?

  • A. Khám phá các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
  • B. Phát triển kĩ thuật sản xuất thuốc từ thảo dược truyền thống.
  • C. Xác định gene gây bệnh và phát triển phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh di truyền.
  • D. Tạo ra các loại cây trồng mới có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn.

Câu 13: Trong một vườn cà chua, một nông dân nhận thấy rằng một số cây cà chua trong khu vườn có trái màu vàng, trong khi phần lớn các cây cà chua khác có trái màu đỏ như bình thường. Anh ta cũng nhận thấy rằng trái cà chua màu vàng thường có hình dáng khác lạ hơn và cho ra trái ít hơn so với các cây khác. 

(1) Sự khác biệt về màu sắc và trạng thái của trái cà chua chủ yếu do ảnh hưởng của môi trường như ánh sáng, nhiệt độ,...

(2) Màu sắc và hình dáng của trái cà chua do gene quy định.

(3) Cây cà chua ra trái màu vàng, hình dáng khác lạ, tỉ lệ đậu quả thấp là hiện tượng biến dị.

(4) Hiện tượng biến dị này không có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

Số đáp án đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4

Câu 14: Trong một trại nuôi gia súc, một người chủ trại nhận thấy rằng một số con lợn trong đàn của mình có màu lông trắng khác biệt so với các con lợn khác. Đồng thời, những con lợn có lông màu trắng này thường có kích thước nhỏ hơn và tăng trưởng chậm hơn so với các con khác. Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt về màu sắc của lông và sự sinh trưởng của những con lợn trên?

  • A. Do khả năng thích nghi với môi trường sống của những con lợn khác nhau.
  • B. Do sự tổ hợp lại các gene và quá trình di truyền tạo ra các biến dị.
  • C. Do chế độ ăn uống của các con lợn có sự khác nhau.
  • D. Do tỉ lệ thịt nạc, mỡ của mỗi con lợn có sự khác nhau.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không đúng về di truyền và biến dị ở sinh vật?

  • A. Đối với sinh vật sinh sản vô tính, cá thể con là những bản sao y hệt mẹ của chúng.
  • B. Hiện tượng di truyền và biến dị do nhân tố di truyền nằm trong tế bào (gene) quy định.
  • C. Di truyền có thể làm thay đổi cấu trúc gene của sinh vật, trong khi biến dị chỉ là một hiện tượng tự nhiên không được điều chỉnh bởi gene.
  • D. Đối với sinh vật sinh sản hữu tính, sự tổ hợp lại các gene của bố, mẹ và quá trình di truyền sẽ tạo ra các biến dị có khả năng di truyền cho các thế hệ sau

Câu 16: Bệnh nào dưới đây có khả năng di truyền cho thế hệ sau?

  • A. Tiểu đường.
  • B. Cảm lạnh.
  • C. Viêm họng.
  • D. Gãy xương

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác