Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời bài 31: Sơ lược về hóa học vỏ trái đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo bài 31: Sơ lược về hóa học vỏ trái đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên tố chiếm phần trăm khối lượng Trái Đất lớn nhất là

  • A. Oxygen.                      
  • B. Nitrogen.
  • C. Silicon.
  • D. Nhôm.

Câu 2: Nguyên tố kim loại chiếm phần trăm khối lượng Trái Đất lớn nhất là

  • A. Oxygen.            
  • B. Nitrogen.
  • C. Silicon.
  • D. Nhôm.

Câu 3: Hai nguyên tố oxygen và silicon chiếm _____ khối lượng của lớp vỏ Trái Đất?

  • A. 1/2.                                       
  • B. 2/3.
  • C. 3/4.                              
  • D. 4/5.

Câu 4: Trong vỏ Trái Đất, các nguyên tố hoá học tồn tại chủ yếu ở dạng nào?

  • A. Hợp chất.                               
  • B. Đơn chất kim loại.
  • C. Đơn chất phi kim.                            
  • D. Plasma.

Câu 5: Muối mỏ có thành phần chính là

  • A. NaOH.                                  
  • B. Al2O3.
  • C. Fe2O3.                         
  • D. NaCl.

Câu 6: Quặng bauxite có thành phần chính là

  • A. NaOH.                                  
  • B. Al2O3.
  • C. Fe2O3.                         
  • D. NaCl.

Câu 7: Đâu không phải nguồn nhiên liệu từ vỏ Trái Đất?

  • A. Nhiên liệu hạt nhân.               
  • B. Dầu mỏ.            
  • C. Khí đốt.             
  • D. Than đá.

Câu 8: Vì sao trong vỏ Trái Đất sáu nguyên tố kim loại trong hình dưới đây không tồn tại dưới dạng đơn chất mà chủ yếu dưới dạng hợp chất?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Do các kim loại này đều có mức độ hoạt động hóa học mạnh nên sẽ phản ứng với các chất khác để tạo hợp chất.
  • B. Do các kim loại dễ bị khử.
  • C. Do các kim loại này chịu tác động của biến đổi các mảng kiến tạo, hoạt động núi lửa,… trên bề mặt Trái Đất.
  • D. Do các kim loại này bị tác động bởi thiên tai, bão, lũ, ánh nắng mặt trời,… nên phản ứng sinh ra các hợp chất hoá học

Câu 9: Vì sao việc tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên lại phục vụ cho sự phát triển bền vững?

  • A. Vì tài nguyên trong vỏ Trái Đất chỉ còn trữ lượng nhỏ.
  • B. Vì có thể bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế.      
  • C. Vì có thể bảo vệ môi trường.
  • D. Vì có thể giảm phát thải khí nhà kính.

Câu 10: Tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay là

  • A. Tài nguyên đất.
  • B. Tài nguyên nước.
  • C. Tài nguyên sinh vật.
  • D. Tài nguyên khoáng sản.

Câu 11: Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững nguồn tài nguyên trong vỏ Trái Đất, chúng ta nên

  • A. sử dụng nhiên liệu hoá thạch thay cho nhiên liệu sạch.
  • B. tiết kiệm, bảo vệ nguồn tài nguyên, sử dụng vật liệu tái chế.
  • C. sử dụng nhiên liệu hoá thạch thay cho nhiên liệu tái chế.
  • D. Loại bỏ các đề tài nghiên cứu về năng lượng tái tạo.

Câu 12: Việc sử dụng vật liệu tái chế giúp

  • A. tiết kiệm được nhiên liệu hoá thạch.
  • B. giảm phát thải khí nhà kính.
  • C. tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu lượng rác thải, bảo vệ môi trường.
  • D. bảo vệ tài nguyên rừng.

Câu 13: Tiết kiệm điện năng giúp

  • A. tăng nhu cầu sử dụng năng lượng hoá thạch.
  • B. giảm phát thải chất thải rắn.
  • C. giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó biến đổi khí hậu.
  • D. giảm nhu cầu sử dụng nhiên liệu tái tạo.

Câu 14: X là nguyên tố phổ biến thứ 4 trong vỏ trái đất, X có trong hemoglobin của máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống. Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:

(1) X có 26 neutron trong hạt nhân.

(2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.

(3) X có điện tích hạt nhân là 26+.

(4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 15: Cho các nhận định sau: 

(1) Nguyên tố kim loại chiếm phần trăm khối lượng Trái Đất lớn nhất là oxygen.

(2) Hai nguyên tố oxygen và silicon chiếm 1/2 khối lượng của lớp vỏ Trái Đất.

(3) Các nguồn nguyên liệu như kim loại, khoáng sản, … được khai thác sẽ đáp ứng cho sản xuất, xây dựng, nâng cao chất lượng cuộc sống.

(4) Việc sử dụng vật liệu tái chế giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu lượng rác thải, bảo vệ môi trường.

Số nhận định đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác