Trắc nghiệm Hình học 9 bài Ôn tập chương II - đường tròn
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài Ôn tập chương II - đường tròn Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cho đường tròn (O; 25). Khi đó dây lớn nhất của đường tròn (O; 25) có độ dài là:
- A. 12,5
B. 25
- C. 50
- D. 20
Câu 2: Cho hai đường thẳng xy và x’y’ vuông góc với nhau tại O. Một đoạn thẳng AB = 8 chuyển động sao cho A luôn nằm trên xy và B luôn nằm trên x’y’. Khi đó trung điểm M của đoạn AB di chuyển trên đoạn nào?
- A. Đường thẳng song song với xy cách xy một đoạn là 4
- B. Đường thẳng song song với x’y’ cách x’y’ một đoạn là 4
C. Đường tròn tâm O bán kính là 4
- D. Đường tròn tâm O bán kính là 8
Câu 3: Cho tam giác ABC có BH, CE là các đường cao. Gọi M là giao điểm BH và CE. I là trung điểm BC. Khi đó B, C, E, H cùng thuộc đường tròn nào?
- A. (I; R = IA)
B. (I; R = IB)
- C. (M; R = MB)
- D. (M; R = MA)
Câu 4: Cho đường tròn tâm A đường kính BC. Gọi D là trung điểm AB. Dây EF vuông góc với AB tại D. Tứ giác EBFA là hình gì?
- A. Hình chữ nhật
- B. Hình vuông
C. Hình thoi
- D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận
Câu 5: Cho đường tròn (O; R) và 2 dây AB và CD bằng nhau và vuông góc với nhau tại I. Giả sử IA = 2, IB = 4. Khoảng cách từ tâm O tới AB là d và tới CD là d’
Giá trị của d và d’
- A. d = 2; d′ = 1
B. d = d′ = 1
- C. d = d′ = 2
- D. d = 1; d′ = 2
Câu 6: Cho đường tròn (O; 12) có đường kính CD. Dây MN qua trung điểm I của OC sao cho góc NID bằng 30 độ. MN = ?
A. 6√15
- B. 6√2
- C. 9
- D. 6
Câu 7: Cho đường tròn (O; R) và một dây CD. Từ O kẻ tia vuông góc với CD tại M, cắt (O) tại H. Biết CD = 16, MH = 4.R = ?
- A. 8
- B. 9
C. 10
- D. 11
Câu 8: Đường tròn là hình:
- A. Không có trục đối xứng
- B. Có một trục đối xứng
- C. Có hai trục đối xứng
D. Có vô số trục đối xứng
Câu 9: Cho (O; 15cm) có dây AB = 24 cm thì khoảng cách từ tâm O đến dây AB là:
- A. 12 cm
B. 9 cm
- C. 8 cm
- D. 6 cm
Câu 10: Nếu tam giác có góc tù thì tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là điểm nằm ở:
A. Ngoài tam giác
- B. Trong tam giác
- C. Là trung điểm của cạnh nhỏ nhất
- D. Là trung điểm của cạnh lớn nhất
Câu 11: Cho đoạn thẳng OI = 8 cm. Vẽ các đường tròn (O; 10cm); (I; 2cm). Hai đường tròn (O) và (I) có vị trí tương đối như thế nào với nhau?
- A. (O) và (I) cắt nhau
- B. (O) và (I) tiếp xúc ngoài với nhau
C. (O) và (I) tiếp xúc trong với nhau
- D. (O) và (I) không cắt nhau
Câu 12: Cho (O; 6cm) và đường thẳng a. Gọi d là khoảng cách từ tâm O đến a. Điều kiện để a cắt (O) là:
A. Khoảng cách d < 6cm
- B. Khoảng cách d = 6 cm
- C. Khoảng cách d ≤ 6cm
- D. Khoảng cách d > 6 cm
Câu 13: Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là:
- A. Giao của 3 đường trung tuyến
- B. Giao của 3 đường phân giác
C. Giao của 3 đường trung trực
- D. Giao của 3 đường cao
Câu 14: Gọi d là khoảng cách hai tâm của hai đường tròn (O, R) và (O', r) (với 0 < r < R). Để (O) và (O') ở ngoài nhau thì
- A. d < R – r
- B. d = R – r
- C. d = R + r
D. d > R + r
Câu 15: Cho tam giác ABC có độ dài các cạnh AB = 7 cm; AC = 24 cm; BC = 25 cm. Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là:
- A. 10 cm
B. 12,5 cm
- C. 12 cm
- D. Một số khác
Câu 16: Cho hai đường tròn (O;5) và (O’;5) cắt nhau tại A và B. Biết OO’=8. Độ dài dây cung chung AB là:
- A. 4
- B. 5
C. 6
- D.7
Câu 17: Cho đường tròn (O;R) đường kính AB. M là một điểm nằm giữa A và B. Qua M vẽ dây CD vuông góc với AB
Biết AM = 4, R = 6,5. Giá trị diện tích tam giác BCD là bao nhiêu?
- A. 50
- B. 52
C. 54
- D. 56
Câu 18: Cho 2 đường tròn (O;R) và (O’;r), R > r
Trong các phát biểu sau phát biểu nào là phát biểu sai
- A. Hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau khi và chỉ khi R - r < OO' < R + r
B. Hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài khi và chỉ khi OO’ = R - r
- C. Hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc trong khi và chỉ khi OO’ = R - r
- D. Hai đường tròn (O) và (O’) gọi là ngoài nhau khi và chỉ khi OO’ > R + r
Câu 19: Cho đường thẳng d. Tâm các đường tròn có bán kính là 2 và tiếp xúc với d nằm trên đường nào
- A. Một đường thẳng song song với d và cách d một khoảng là 1
B. Một đường thẳng song song với d và cách d một khoảng là 2
- C. Hai đường thẳng song song với d và cách d một khoảng là 4
- D. Hai đường thẳng song song với d và cách d một khoảng là 2
Câu 20: Cho (O; 5cm) và đường thẳng d. Gọi OH là khoảng cách từ tâm O đến a. Điều kiện để a và O có 2 điểm chung là:
- A. Khoảng cách OH ≤ 5 cm
- B. Khoảng cách OH = 5 cm
- C. Khoảng cách OH > 5 cm
D. Khoảng cách OH < 5 cm
Câu 21: Cho tam giác ABC có độ dài các cạnh AB = 12 cm; AC = 16 cm; BC = 20 cm. Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là:
- A. 6 cm
- B. 8 cm
C. 10 cm
- D. 12 cm
Câu 22: Cho (O, 15 cm), dây AB cách tâm 9 cm thì độ dài dây AB là:
- A. 12 cm
- B. 16 cm
- C. 20 cm
D. 24 cm
Câu 23: Gọi d là khoảng cách 2 tâm của (O, R) và (O', r) với 0 < r < R. Để (O) và (O') tiếp xúc trong thì:
- A. R - r < d < R + r
B. d = R - r
- C. d > R + r
- D. d = R + r
Câu 24: Cho (O; 25), dây AB = 40. Vẽ dây CD song song với AB và có khoảng cách tới AB là 22. Độ dài dây CD là?
- A. 42
- B. 44
- C. 46
D. 48
Câu 25: Cho đường tròn (O; 25) và hai dây MN // PQ có độ dài theo thứ tự là 40 và 48. Khi đó khoảng cách giữa MN và PQ là:
- A. 22
- B. 8
- C. 30
D. 22 hoặc 8
Câu 26: Câu nào trong các câu sau đây là câu đúng:
- A. Đường thẳng tiếp xúc với đường tròn khi đường thẳng đó có 2 giao điểm với đường tròn
- B. Đường thẳng cắt đường tròn khi đường thẳng đó có 1 giao điểm với đường tròn
- C. Đường thẳng không giao nhau với đường tròn khi nó chỉ có 1 giao điểm với đường tròn
D. Đường thẳng cắt đường tròn khi đường thẳng đó có 2 giao điểm với đường tròn
Câu 27: Cho tam giác ABC có AH là đường cao (H thuộc BC). Đường tròn (A; AH) sẽ có vị trí như thế nào với các cạnh của tam giác ABC
- A. (A; AH) tiếp xúc với AB,AC và cắt BC
- B. (A; AH) tiếp xúc với BC, AC và không cắt AB
C. (A; AH) cắt AB, AC và tiếp xúc với BC
- D. (A; AH) cắt AB và tiếp xúc với BC, AC
Câu 28: Trong các phát biếu dưới đây phát biểu nào đúng:
- A. Đường thẳng d được gọi là tiếp tuyến của (O) khi chúng có điểm chung
- B. Đường thẳng d được gọi là tiếp tuyến khi d vuông góc với bán kính OA và OA < R
C. Đường thẳng d được gọi là tiếp tuyến của (O) khi d vuông góc với bán kính OA và A thuộc đường tròn
- D. Đường thẳng d được gọi là tiếp tuyến của (O) khi d vuông góc với OA tại A và OA > R
Câu 29: Cho đường tròn (O). A, B, C là 3 điểm thuộc đường tròn sao cho tam giác ABC cân tại A. Phát biểu nào sau đây đúng
Tiếp tuyến của đường tròn tại A là
- A. Đi qua A và vuông góc AB
B. Đi qua A và song song BC
- C. Đi qua A và song song AC
- D. Đi qua A và vuông góc BC
Câu 30: Cho tam giác ABC có AB = 3, AC = 4, BC = 5. Khi đó:
A. AC là tiếp tuyến của (B; 3)
- B. AB là tiếp tuyến của (C; 3)
- C. AB là tiếp tuyến của (B; 4)
- D. AC là tiếp tuyến của (C; 4)
Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng
- A. Có 3 đường tròn nội tiếp một tam giác
- B. Có chỉ một đường tròn bàng tiếp một tam giác
- C. Giao điểm của các đường phân giác trong chính là tâm đường tròn bàng tiếp tam giác đó
D. Giao điểm của phân giác trong góc A và phân giác ngoài tại B là tâm đường tròn bầng tiếp trong góc A
Câu 32: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3, AC = 4. Đường tròn (I; r) nội tiếp tam giác ABC. Giá trị của r là:
A. 1
- B. 2
- C.3
- D.4
Câu 33: Cho tam giác ACB vuông tại A. O là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. D, E, F lần lượt là các tiếp điểm trên AB, AC, BC. Hệ thức nào đúng
- A. AD = AC + AB - BC
B. 2AD = AB + AC - BC
- C. 2EC = AB + AC - BC
- D. 2BD = AC + BC - AB
Câu 34: Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (O). Biết góc AOC bằng 1300, góc OCA bằng 300. So sánh OB và OC
A. OB < OC
- B. OB > OC
- C. OB = OC
- D. Chưa đủ dữ kiện để so sánh
Câu 35: Cho đường tròn (O; 10) và (O’; 3). Biết OO’ = 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn là
- A. (O) chứa (O’)
B. Cắt nhau
- C. Tiếp xúc trong
- D. Tiếp xúc ngoài
Xem toàn bộ: Giải bài: Ôn tập chương II - đường tròn
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận