Đáp án Ngữ văn 11 chân trời bài 1 Ai đã đặt tên cho dòng sông

Đáp án bài 1 Ai đã đặt tên cho dòng sông. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

VĂN BẢN: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

CH1: Bạn đã biết gì về Huế? Hãy chia sẻ với các bạn về điều đó.

Đáp án chuẩn:

- Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam

- Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam dưới triều Tây Sơn và triều Nguyễn

- Những địa danh nổi bật: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). 

CH2: Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa, bạn dự đoán gì về nội dung của văn bản?

SAU KHI ĐỌC

Đáp án chuẩn:

Em dự đoán văn bản sẽ viết về dòng sông Hương và cảnh vật trong bức tranh.

CH1: Đoạn văn này miêu tả khúc sông nào của dòng sông Hương? Nét đẹp riêng của khúc sông này là gì?

Đáp án chuẩn:

- Đoạn văn này miêu tả khúc sông thượng nguồn của dòng sông Hương.

- Nét đẹp riêng của khúc sông này là: 

+ Một bản trường ca của rừng già” mang đậm vẻ hào hùng, tráng lệ và sôi nổi:

+ Dáng vẻ của một người con gái Di-gan:

+ “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”:

CH2: Bạn hình dung như thế nào về hình ảnh sông Hương qua đoạn văn này?

Đáp án chuẩn:

Sông Hương như người con gái lần đầu đến với tình yêu vừa e lệ ngại ngùng, vừa táo bạo chủ động. Sông Hương như một người cô gái trẻ đầy sức sống, nàng đang cố gắng vươn mình, thay đổi diện mạo mới để chạy thật nhanh để tìm đến với người tình "thành phố tương lai" của mình "như một cuộc tìm kiếm có ý thức".

CH 3: Nêu tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua đoạn văn này.

Đáp án chuẩn:

Viết về sông Hương giữa lòng Huế, tác giả không quên nét đẹp văn hóa gắn liền với dòng sông thơ mộng, gọi sông Hương là người tài nữ đánh đàn, ví như người tình dịu dàng và thủy chung. Ngòi bút tác giả thăng hoa với hình ảnh ấn tượng, cảm nhận tinh tế, và liên tưởng đẹp, thể hiện tình yêu say đắm với con sông.

CH 4: Bạn hiểu gì về mối quan hệ giữa sông Hương với Huế qua câu văn : " Quả đúng như vậy .... của những mái chèo khuya"?

Đáp án chuẩn:

Sông Hương trong mối quan hệ với thành phố Huế khăng khít với Huế như một người tình. 

Sông Hương gắn với lịch sử âm nhạc lâu đồi của Huế, là cái nôi hình thành nền âm nhạc truyền thống. 

CH 5: Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh" Sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc" trong đoạn này?

Đáp án chuẩn:

Tác giả gọi sông Hương là "thiên sử thi giữa màu cỏ lá xanh biếc," ám chỉ dòng sông, cùng với người dân Hóa Châu, sẵn sàng hiến mình cho những chiến công hiển hách, nhưng sau đó lại trở về làm người con gái dịu dàng của Huế, vừa sử thi vừa trữ tình.

SAU KHI ĐỌC

CH1: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a, Nêu một số chi tiết cho thấy hình tượng sông Hương trong văn bản được miêu tả từ nhiều góc nhìn khác nhau ( thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, ...)

b, Liệt kê một số từ ngữ, câu văn cho thấy sự hiện diện của cái " tôi" của tác giả trong văn bản.

c, Phân tích vẻ đẹp của sông Hương được miêu tả của một đoạn văn trong văn bản.

Đáp án chuẩn:

a. Sông Hương thể hiện vẻ đẹp phong phú từ hùng vĩ ở thượng nguồn đến dịu dàng tại Huế. Ở thượng nguồn, sông Hương dữ dội, mãnh liệt như cô gái Di gan, trong khi ở Huế, nó trở nên dịu dàng, mơ mộng.

- Về chiều sâu văn hóa, sông Hương không chỉ là vẻ đẹp tự nhiên mà còn phản ánh vẻ đẹp và tính cách của con người Huế, từ khỏe khoắn đến đằm thắm. Sông Hương trong thành phố thể hiện nhịp điệu nhã nhạc cung đình Huế, khoan thai và trang trọng.

- Sông Hương có bề dày lịch sử, từ thời các vua Hùng, thời trung đại với tên Linh Giang, đến cuộc cách mạng tháng Tám.

b. Cái "tôi" của tác giả xuất hiện qua câu văn như: "Tôi thích nhất một huyền thoại kể rằng vì yêu con sông xinh đẹp của quê hương…"

c. Trong đoạn 1, sông Hương ở thượng nguồn được miêu tả vừa mãnh liệt, hoang dại vừa dịu dàng và say đắm.

CH 2: Chỉ ra yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình và tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó trong đoạn văn: " Từ đây, như đã tìm được đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên .... chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng". Tìm và phân tích một vài đoạn khác trong văn bản có đặc điểm tương tự.

Đáp án chuẩn:

Yếu tố tự sự

Yếu tố trữ tình

Khi giáp mặt với thành Huế liền uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu

Tặng cho Huế điệu chảy lặng lờ, điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế; dòng chảy ngập ngừng như muốn đi muốn ở…vấn vương của một nỗi lòng; Khi ra khỏi kinh thành còn quyến luyến quay trở lại gặp thành phố một lần nữa ở thị trấn Bao Vinh.

"là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn"

“như một cô gái Di gan phóng khoáng và man dại", "bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng"

Tác dụng của việc kết hợp hai biện pháp đó: Góp phần khắc họa vẻ đẹp của sông Hương một cách chân thực, sinh động nhất. Cách miêu tả sông Hương khi vào đến thành phố Huế cho thấy sự gắn bó, am hiểu và tình yêu mãnh liệt, bền chặt mà tác giả dành cho Huế, cho dòng sông

CH 3: Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.

Đáp án chuẩn:

- Các biện pháp tu từ trong văn bản  là: đối lập (tương phản), so sánh, nhân hóa.

- Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy là:

+ Nghệ thuật đối lập (tương phản) nhằm làm nổi bật vẻ độc đáo của dòng sông.

+ Nghệ thuật so sánh, nhân hóa khiến sông Hương trở nên sinh động, có hồn, dòng sông gần với tâm hồn của con người xứ Huế.

CH 4: Nhận xét về cách thể hiện cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm.

Đáp án chuẩn:

- Sự kết hợp giữa tình yêu quê hương và tâm hồn phóng khoáng, tài hoa của người nghệ sĩ.

- Liên tưởng phong phú, đa dạng với kiến thức rộng trên nhiều lĩnh vực.

- Ngôn ngữ tinh tế, tài hoa với hình ảnh chọn lọc, gợi hình và gợi cảm.

CH 5: Theo bạn, vai trò của sông Hương trong tư cách " người mẹ phù xa của một vùng văn hóa xử sở" được nói đến trong đoạn đầu có được thể hiện trong phần còn lại của văn bản hay không? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Đáp án chuẩn:

- Theo em, vai trò của sông Hương trong tư cách " người mẹ phù xa của một vùng văn hóa xử sở" được nói đến trong đoạn đầu có được thể hiện trong phần còn lại của văn bản. 

- Dựa vào việc nhà văn đã nhắc lại vai trò của sông Hương, điều đó thể hiện qua hai đoạn văn sau: “Hình như trong khoảnh khắc trùng lại của sông nước…tứ đại cảnh” và “Có một dòng thi ca…tác giả “Từ ấy”

CH 6: Việc tác giả có những phát hiện đặc biệt về sông Hương đã đem đến cho bạn bài học gì về cách quan sát, cảm nhận cuộc sống xung quanh.

Đáp án chuẩn:

Nếu đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thì quan sát là chìa khóa mở cánh cửa tâm hồn ấy từ bên trong để nhìn ra ngoài một cách trọn vẹn. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác