Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TRI THỨC NGỮ VĂN

1. Giới thiệu bài học

- Chủ đề Thông điệp từ thiên nhiên bao gồm các văn bản tùy bút, tản văn về thiên nhiên và con người.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:

Tên văn bản

Thể loại

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Tùy bút

Cõi lá

Tản văn

2. Tri thức ngữ văn

a) Đặc trưng thể tùy bút

- Khái niệm: là tiểu loại thuộc loại hình kí, thường tập trung thể hiện cái “tôi” của tác giả, luôn có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình.

- Chi tiết, sự kiện chỉ là cái cơ, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống.

- Ngôn ngữ tùy bút giàu chất thơ.

- Sức hấp dẫn của tùy bút là tính chất tự do, tài hoa trong liên tưởng gắn với cái tôi tác giả. 

b) Đặc trưng tản văn

- Khái niệm: tản văn là một dạng văn xuôi gần với tùy bút, 

- Đặc trưng:

+ Thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc họa nhân vật.

+ Tản văn chú trọng việc nêu lên được nét chính của hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả.

+ Sức hấp dẫn ở tản văn chủ yếu ở khả năng phát hiện những nét đặc thù, đặc biệt của sự việc, đối tượng hay khả năng kết nối, xâu chuỗi các sự việc, đối tượng có vẻ rời rach, nhỏ nhặt để hướng đến thể hiện chủ đề của tác phẩm.

c) Yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong tản văn, tùy bút

- Yếu tố tự sự trong tùy bút, tản văn: là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép, thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên quan tới hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm.

- Yếu tố trữ tình trong tùy bút, tản văn: là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của cái tôi tác giả trong tùy bút hay của người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn.

d) Cái “tôi” của tác giả

- Cái “tôi” tác giả trong sáng tác văn học là tổng thể những nét riêng biệt, nổi bật làm nên phẩm chất tinh thần độc đáo của tác giả, thể hiện trong tác phẩm văn học nói chung, đặc biệt là trong các tác phẩm giàu yếu tố trữ tình như thơ trữ tình hay tuỳ bút, tản văn,... 

- Người đọc có thể nhận ra cái “tôi” của tác giả trong tác phẩm qua quan niệm về cái đẹp; qua cách nhìn, cách cảm về thế giới và con người; qua cách biểu đạt riêng giàu tính sáng tạo và thẩm mĩ...

II. ĐỌC VĂN BẢN

1. Tác giả và xuất xứ văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

* Tác giả: 

- Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế.

- Quê ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

- Ông là một nhà văn, đồng thời cùng là một nhà văn hóa và có sự gắn bó sâu sắc với Huế.

- Ông có sở trường về tùy bút – bút kí. 

- Các tác phẩm chính của ông: “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu” (1971), “Rất nhiều ánh lửa” (1979), “Ngọn núi ảo ảnh” (1999)…

- Phong cách sáng tác: trữ tình, trí tuệ, kết hợp nhiều kiến thức của nhiều lĩnh vực (âm nhạc, thi ca, lịch sử, …), vừa trữ tình, lãng mạn, vừa thâm trầm, triết lý đồng thời cũng rất độc đáo, tài hoa.

*Xuất xứ văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

- “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bài kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tại Huế năm 1981, in trong tập bút kí cùng tên năm 1986.

- Bài kí lấy bút kí lấy cảm hứng mãnh liệt từ dòng sông Hương thơ mộng của xứ Huế. 

2. Bố cục của văn bản

- Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu đến “quê hương xứ sở”): Thủy trình của sông Hương.

+ Phần 2 (còn lại): Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương.

c. Đề tài, chủ đề của văn bản

- Thể loại: tùy bút.

- Đề tài: dòng sông quê hương (sông Hương).

- Chủ đề: thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc gắn liền với tình yêu thiên nhiên sâu sắc, với truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời.

III. VẺ ĐẸP CỦA DÒNG SÔNG HƯƠNG.

* Những chi tiết miêu tả con sông Hương theo các góc độ khác nhau:

* Góc độ địa lý: miêu tả thông qua thủy trình của dòng sông Hương từ thượng nguồn đến khi vào trong lòng thành phố Huế và cuối cùng là đổ ra biển.

- “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy vào như cơn lốc vào những đáy vực…”

- “Nhưng ngay từ đầu, vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương…đã vòng những khúc quanh đột ngột… Từ ngã ba tuần, sông Hương theo hướng Bắc Nam qua điện Hòn chén, vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua bãi Nguyệt Biều, Lương Quán…”

* Góc độ lịch sử: sông Hương như một chứng nhân lịch sử, chứng kiến biết bao thăng trầm của dân tộc Việt Nam.

- “Sông Hương... là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”. 

- “Khi nghe lời gọi, nó tự hiến đơi fminhf như một chiến công…”

* Góc độ thi ca: sông Hương trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ.

- “Có một dòng thi ca về sông Hương và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”

* Góc độ âm nhạc: gắn sông Hương với nền âm nhạc cổ điển Huế.

- “Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.

- “Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”.

* Góc độ văn hóa: 

- “Sông Hương…trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.

- Màu sông khói trên sông Hương được ví với “màu áo cưới của Huế ngày xưa rất xưa, màu áo điều lục với loại vải vân thư màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong…”.

* Một số chi tiết cho thấy sự hiện diện của cái “tôi” tác giả luôn hiện hữu trong văn bản: 

- Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất… - …nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng; lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...; 

- …đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát; 

- …tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng vẽ nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ;...

IV. YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ TRỮ TÌNH TRONG VĂN BẢN

a) Yếu tố tự sự

+ Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của những vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cảnh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sống mềm hẳn đi, như một tiếng “vàng” không nói ra của tình yêu.

+ Tôi đã đến Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lồ xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bé Ban-tích. Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-nin-grát đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại. Ôi, tôi muốn hoá làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thuỷ tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vỗ tay, nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo. Hai nghìn năm trước, có một người Hy Lạp tên là Hê-ra-đít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...

b) Yếu tố trữ tình

+ ... như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của những vùng ngoại ô Kim Long.

sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vàng” không nói ra của tình yêu.

+ Ôi, tôi muốn hoá làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thuỷ tinh để đi ra biển.

+ Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố... Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ảnh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội nằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.

c) Tác dụng của việc kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn văn

+ Yếu tố tự sự không chỉ vẽ lên trong tâm trí người đọc thuỷ trình của sông Hương khi chảy vào thành phố với những đường nét uốn lượn mềm mại, duyên dáng (một nét thẳng thực yên tâm, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến) mà còn mang đến cho độc giả sự cảm nhận rất rõ về cảm giác thảnh thơi, hạnh phúc, bình yên của một dòng sông khi đã tìm thấy chính mình, tìm thấy tình yêu của mình khi về với một thành phố chỉ dành riêng cho nó sau rất nhiều gian truân, thử thách. Yếu tố tự sự trong đoạn văn còn được thể hiện qua những liên tưởng thú vị của tác giả về sống Nê-va của Lê-nin-grát; từ đó, tô đậm điệu chảy lặng lờ, chậm rãi rất riêng của sông Hương. 

+ Yếu tố trữ tình trong đoạn văn này vừa góp phần khắc hoạ vẻ đẹp thơ mộng của dòng Hương Giang (qua những liên tưởng độc đáo, lãng mạn: đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vàng” không nói ra của tình yêu;...), vừa trực tiếp thể hiện tình cảm của tác giả dành cho dòng sông (ngạc nhiên, thích thú, tự hào khi phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng của dòng sông ở đoạn này (đường nét uốn lượn tình tứ, điệu chảy lặng lờ của dòng sông); yêu thương, trìu mến trong cách kiến giải cho điệu slow của dòng sống (vì quá yêu thành phố, quá lưu luyến với người tình mong đợi trước khi chia xa).

→ Tóm lại, sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình vừa làm cho hình tượng sống Hương trong đoạn văn trở nên sinh động, gợi cảm vừa trực tiếp bộc lộ tình cảm của tác giả dành cho dòng sông. Với sự xuất hiện của yếu tố tự sự, đoạn văn không chỉ ghi lại thuỷ trình của dòng sông khi chảy vào thành phố mà còn thể hiện được những tình cảm mà Hương Giang dành riêng cho Huế. Vì thế, hình tượng sông Hương hiện lên không đơn thuần là một dòng sông mà đã được nhân hoá như một cô gái Huế e ấp, dịu dàng, duyên dáng với một vẻ đẹp riêng, khó lẫn trong hành trình tìm về với thành phố thân yêu của nó. Những yếu tố tự sự ấy kết hợp với những yếu tố trữ tình đã phần nào giúp người đọc hình dung rõ hơn về những tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho sông Hương và xứ Huế.

V. TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG VĂN BẢN.

- Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản:

+ So sánh: Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại; dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu...

+ Ẩn dụ: Sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở; sông Hương là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc...

+ Nhân hoá: Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc; và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ...

=> Tác dụng: tăng sức biểu cảm cho tác phẩm, giúp tác giả biểu lộ tình cảm, cảm xúc dành cho sông Hương và xứ Huế, tạo tính đa nghĩa và tính hình tượng cho văn bản bơi mỗi câu văn/ đoạn văn hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa và làm cho hình tượng sông Hương trở nên sinh động, gợi cảm từ những liên tưởng bất ngờ, thú vị. Qua đó, tác phẩm tạo nên những rung động thẩm mĩ ở người đọc. 

=> Từ việc sử dụng những biện pháp tu từ này, ta nhận thấy ngôn ngữ trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông?  có tính biểu cảm, truyền cảm, tính hình tượng và tính thẩm mĩ, góp phần tạo ên chất thơ cho ngôn ngữ văn bản và tạo nên dấu ấn riêng của tác giả khi bộc lộ được nét tài hoa trong phong cách sáng tác của ông. 

VI. CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA VĂN BẢN

1. Cách thể hiện cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm.

- Cảm hứng chủ đạo mà tác giả thể hiện qua VB: Ca ngợi vẻ đẹp biến ảo, đầy chất thơ của sông Hương và xứ Huế; yêu tha thiết, đắm say và trân trọng, tự hào đối với những vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên xứ sở, những giá trị lịch sử, bề dày văn hoá và vẻ đẹp tâm hồn của con người ở vùng đất cố đô.

- Cách thể hiện: 

+ Thể hiện qua những từ ngữ, câu văn bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc, nhận xét, đánh giá của tác giả dành cho sông Hương, xứ Huế: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất; lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố..; có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hoá nó lên, tôi gọi đây là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu; có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ;...

+ Thể hiện qua cách tác giả lựa chọn sử dụng từ ngữ, hình ảnh khắc hoạ hình tượng sống Hương, xứ Huế trong VB: rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn; dịu dàng và say đắm giữa những đặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng; uốn mình theo những đường cong thật mềm; dòng sông mềm như tấm lụa; sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long; chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non; dòng sống của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc;...

+ Thể hiện qua những phát hiện, liên tưởng thú vị, tài hoa, tinh tế và độc đáo của tác giả dành cho sông Hương, xứ Huế: liên tưởng vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn với hình ảnh một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại và hình ảnh người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở; liên tưởng hành trình sông Hương tìm về với thành phố Huế là hành trình của một người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoa đầy hoa dại tìm về với người tình mong đợi của nó; điệu chảy lặng lờ của sông Hương trong lòng thành phố được liên tưởng với điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế,... 

+ Thể hiện qua cách nhìn nhận, khám phá đối tượng (hình ảnh sông Hương) ở nhiều góc độ, khía cạnh để phát hiện ra nhiều vẻ đẹp đa dạng của sông Hương. => Bộc lộ tình yêu thiên nhiên, niềm say mê, gắn bó với thiên nhiên; sự am hiểu sâu sắc, tường tận, uyên bác về thiên nhiên và văn hoá Huế.

- Nhận xét: 

+ Cảm hứng chủ đạo ấy thể hiện xuyên suốt chiều dài của tác phẩm, được bộc lộ vừa trực tiếp vừa gián tiếp, tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người đọc khiến độc giả cảm nhận rất rõ tình yêu đắm say, niềm tự hào, thương mến của tác giả dành cho dòng sống quê hương.

+Cảm hứng chủ đạo với những cách thể hiện ấy đã góp phần làm nên chất trữ tình/ chất thơ cho bài tuỳ bút.

VI. TỔNG KẾT 

1. Nội dung

* Vẻ đẹp của dòng sông Hương.

- Bằng tất cả tình yêu dành cho con sông và tài năng vượt trội ở thể kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm hiện lên những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương.

- Sông Hương trong cái nhìn của nhà văn đã hóa thành một sinh thể có tâm hồn phong phú, có dòng đời trải qua nhiều thăng trầm, gian truân để cuối cùng bộc lộ vẻ đẹp thơ mộng, đầy cá tính, vừa trí tuệ, vừa dịu dàng, vừa ngọt ngào, duyên dáng, vừa trầm tĩnh bởi chiều sâu văn hóa.

* Tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm

- Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho sông Hương một diện mạo mới, một vẻ đẹp mới, vừa hết sức thân quen, lại vừa mới lạ vô cùng, qua đó thể hiện tình yêu quê hương xứ Huế rất sâu sắc của nhà văn. 

- Tác phẩm ra đời như một sự cảm tạ đối với đất mẹ Huế, nơi sinh ra ông, như một lời yêu thương mà ông dành riêng cho dòng Hương giang. Bên cạnh đó, người đọc nhận ra tình yêu và sự gắn bó tha thiết của một trí thức yêu nước với cảnh sắc quê hương và lịch sử dân tộc.

2. Nghệ thuật

- Chủ đề: tình yêu quê hương, xứ sở, niềm tự hào dân tộc gắn liền với tình yêu thiên nhiên sâu sắc, truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời.

- Tư tưởng, tình cảm của nhà văn: tình yêu dành cho con sông quê hương, cho mảnh đất cố đô Huế thân yêu và lớn hơn là tình yêu với lịch sử và vốn văn hóa của dân tộc.

- Thông điệp: nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương, đất nước.

- Ngôn ngữ: 

+ Với đặc trưng của thể tùy bút là chú trọng tái hiện nội tâm, cảm xúc, miêu tả thiên nhiên thơ mộng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, từ ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệp,...nên ngôn ngữ của văn bản giàu chất thơ, chất trữ tình. 

+ Những liên tưởng, tưởng tượng hết sức sinh động, lãng mạn, giàu sức gợi.

+ Những câu văn dài ngắn kết hợp đan xen, tạo nên sự nhịp nhàng trong diễn đạt.

- Cái “tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tưởng: cái “tôi’ trữ tình trí tuệ, cái “tôi” mê đắm, tài hoa, uyên bác và có tình yêu say đắm quê hương, xứ sở, đặc biệt với Huế và Hương giang.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông, kiến thức trọng tâm văn 11 chân trời bài 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông, nội dung chính bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bình luận

Giải bài tập những môn khác