Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông

Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Câu 2: Theo em, tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường thuộc thể văn nào? Từ đó, cần phải lưu ý điều gì khi tìm hiểu tác phẩm này?

Câu 3: Nêu một số chi tiết cho thấy hình tượng sông Hương trong văn bản được miêu tả từ nhiều góc nhìn khác nhau (thiên nhiên, lịch sử, văn hoá,...).

Câu 4: Liệt kê một số từ ngữ, câu văn cho thấy sự hiện diện cái “tôi” của tác giả trong văn bản.

Câu 5: Chỉ ra yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình và tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó trong đoạn văn: “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên ... chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”. Tìm và phân tích một vài đoạn khác trong văn bản có đặc điểm tương tự.

Câu 6: Hãy chỉ ra phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản. Theo em, phương tiện đó có giúp ích nhiều trong việc hiểu văn bản này không? Em có muốn cho thêm phương tiện nào không?

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Chỉ ra một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.

Câu 2: Nhận xét về cách thể hiện cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm

Câu 3: Theo bạn, vai trò của sông Hương trong tư cách “người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở” được nói đến trong đoạn đầu có được thể hiện trong phần còn lại của văn bản hay không? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Câu 4: Đoạn văn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất nào trong ngòi bút của tác giả. Hiệu quả thẩm mĩ của lối viết đó?

Câu 5: Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế có nét đặc trưng gì? Phát hiện của tác giả về nét riêng biệt của dòng sông cho thấy những điều gì trong tình cảm của tác giả với xứ Huế và dòng sông?

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Việc tác giả có những phát hiện đặc biệt về sông Hương đã đem đến cho bạn bài học gì về cách quan sát, cảm nhận cuộc sống xung quanh?

Câu 2: Hãy phân tích những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông Hương dưới ngòi bút của nhà văn và đặt tên cho những vẻ đẹp ấy.

Câu 3: Em có nhận xét gì về đặc sắc của những cách ví von, so sánh sau đây của tác giả:

- "[...] phía đó, nơi cuối đường, nó (sông Hương) đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non".

- "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng "vàng" không nói ra của tình yêu".

- "Sông Hương là vậy, là dòng sông [...] của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc".

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em có nhận xét gì về đặc điểm của cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường qua bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Câu 2: Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về nét riêng trong văn phong của tác giả?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 1 Ai đã đặt tên cho dòng sông, Bài tập Ôn tập NV11 chân trời sáng tạo bài Ai đã đặt tên cho dòng sông , câu hỏi ôn tập 4 mức độ Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bình luận

Giải bài tập những môn khác