Soạn ngữ văn 11 chân trời bài 5 Thực hành tiếng việt

Soạn văn bài 5 Thực hành tiếng việt sách ngữ văn 11 tập 1 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Đọc lại phần tri thức tiếng Việt, mục Tri thức Ngữ văn của bài này và Bài 3 để thực hiện bảng so sánh sau:

Đặc điểm

Ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ nói

Phương tiện thể hiện

 

 

Từ ngữ

 

 

Câu

 

 

Phương tiện kết hợp

 

 

Câu 2: Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong các đoạn trích sau:

a. Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiệm qua xứng đột chính của bi kịch. Thứ nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, truy lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than. Mãu thuẫn này đã được giải quyết khi vua Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát. Thứ hai, đồ là xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này không được giải quyết rạch ròi, dứt khoát.

(Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Ngữ văn 11, tập một)

b. Việc Vũ Như Tô xây Cứu Trùng Đài cho Tô Tương Dực theo lời khuyên của Đan Thiềm là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh xung đột bi kịch. Tuy nhiên, đây không phải là xung đột thông thường mà là xung đột vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính nhân loại.

(Phạm Vĩnh Cư, Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô)

Câu 3: Điều chỉnh các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết:

a. Hôm nay, cô giáo em mặc một bộ áo dài đẹp hết sảy.

b. Hành động kì cục của ông ấy khiến cả nhà cảm thấy rối nùi.

c. Đường bay quốc tế đã mở tung, du khách nước ngoài tha hồ đến Việt Nam du lịch.

d. Bà ấy đối quá nên xơi tất tần tật các món ăn trên bàn.

Câu 4: Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ trong đoạn trích sau:

Vũ Như Tô - Có việc gì mà bà chạy hớt ha hớt hái? Mặt bà cắt không còn hột máu.

Đan Thiềm (thở hổn hển) - Nguy đến nơi rối... Ông Cả!

Vũ Như Tô - Lạ chưa, nguy làm sao? Đại Cửu Trùng chia năm đã được một phần.

Đan Thiềm - Ông trốn đi, mau lên không thì không kịp.

Vũ Như Tô - Sao bà nói lạ? Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi nên đi đâu. Làm gì phải trốn?

Đan Thiềm - Ông nghe tôi! Ông trốn đi! Ông nghe tôi! Ông phải trốn đi mới được!

Vũ Như Tô Làm sao tôi cần phải trấn? Bà nói rõ cho là vì sao? Khi trước tôi nhờ bà mách đường chạu trốn, bà khuyên không nên, bây giờ bà bảo tôi đí trốn, thế nghĩa là gì?

(Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô)

TỪ ĐỌC ĐẾN VIẾT

Câu hỏi: Từ việc độc hai văn bản bi kịch trên đây, hãy viết đoạn văn( khoảng 200 chữ) để trả lời câu hỏi: Thanh niên ngày nay nên chọn lí tưởng sống như thế nào?, trong đó lưu ý lựa chọn từ ngữ, câu văn phù hợp với ngôn ngữ viết.

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu hỏi 1: Hãy nêu khái niệm và đặc điểm của ngôn ngữ viết.

Câu hỏi 2: Nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong đoạn trích dưới đây:

Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.

– Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.

À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười.

– Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.

– Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.

Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.

– Đấy, muốn ăn gì thì ăn.

Hắn vỗ vỗ vào túi.

– Rích bố cu, hở!

Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:

– Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.

Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:

– Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.

Hắn cười:

– Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

Câu hỏi 3: Phân tích các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết trong đoạn trích sau:

Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. [...]

Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.

Câu hỏi 4: Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoạn trích sau: 

Ở đây phải chú ý ba khâu:

Một là phải giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta (tôi không muốn dùng chữ “từ vựng”).

Hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta (tôi muốn thay chữ “ngữ pháp”). 

Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật...).

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải ngữ văn 11 chân trời bài 5 Thực hành tiếng việt , giải ngữ văn 11 sách chân trời bài 5 Thực hành tiếng việt, giải bài 5 Thực hành tiếng việt ngữ văn 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác