Soạn ngắn gọn văn 11 Chân trời sáng tạo bài 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Soạn siêu ngắn bài 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông? ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

BÀI 1. THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

VĂN BẢN: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

 

CH1: Bạn đã biết gì về Huế? Hãy chia sẻ với các bạn về điều đó.

Trả lời:

Huế nằm ở trung tâm của đất nước, từng là kinh đô của Việt Nam dưới triều Tây Sơn và triều Nguyễn. Huế có nhiều giá trị di sản văn hoá, truyền thống độc đáo. 

CH2: Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa, bạn dự đoán gì về nội dung của văn bản?

Trả lời:

Nội dung về vẻ đẹp cổ kính của dòng sông Hương

 

CH1: Đoạn văn này miêu tả khúc sông nào của dòng sông Hương? Nét đẹp riêng của khúc sông này là gì?

Trả lời:

Đoạn văn này miêu tả đoạn thượng nguồn của dòng sông => mang vẻ đẹp kì vĩ, dữ dội được thể hiện thông qua những câu sau: “rầm rộ…bí ẩn”, “ném chìa khoá…Kim Phung”, “phóng khoáng và man dại”

CH2: Bạn hình dung như thế nào về hình ảnh sông Hương qua đoạn văn này?

Trả lời:

Hình ảnh sông Hương là điểm nhấn đặc biệt trong bức tranh thiên nhiên xứ Huế. Mang màu sắc riêng biệt. 

 

CH 3: Nêu tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua đoạn văn này.

Trả lời:

Tác giả thể hiện tình yêu thành phố của mình, yêu con sông Hương và mong muốn nhìn ngắm thành phố của mình thật lâu trước khi rời xa nó. Vẻ đẹp của sông Hương được quan sát bằng con mắt tinh tế, nhạy cảm của người nghệ sĩ say đắm trước cảnh sắc tươi đẹp, hùng vĩ.

 

CH 4: Bạn hiểu gì về mối quan hệ giữa sông Hương với Huế qua câu văn : " Quả đúng như vậy .... của những mái chèo khuya"?

Trả lời:

Sông Hương với thành phố Huế khăng khít như một người tình. Trên góc độ văn hoá, tác giả đã gắn con sông với lịch sử âm nhạc lâu đời của Huế, là mối quan hệ như hồn với xác. 

 

CH 5: Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh" Sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc" trong đoạn này?

Trả lời:

Sông Hương đâu chỉ có vẻ đẹp mềm mại đầy nữ tính, mà còn mang dáng vẻ lịch sử qua hình ảnh “sử thi viết giữa màu có lá xanh biếc”. Sông Hương đã chứng kiến những chiến công hiển hách, góp sức mình tạo nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Sau đó lại trở về với sinh hoạt đời thường, làm người con gái dịu dàng của Huế. Nghĩa là sử thi nhưng vẫn mang dáng vẻ trữ tình.

 

 BÀI 1. THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

VĂN BẢN: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

SAU KHI ĐỌC

CH1: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a, Nêu một số chi tiết cho thấy hình tượng sông Hương trong văn bản được miêu tả từ nhiều góc nhìn khác nhau ( thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, ...)

b, Liệt kê một số từ ngữ, câu văn cho thấy sự hiện diện của cái " tôi" của tác giả trong văn bản.

c, Phân tích vẻ đẹp của sông Hương được miêu tả của một đoạn văn trong văn bản.

Trả lời:

a, 

- Góc nhìn thiên nhiên: “rầm rộ…bí ẩn”, “quanh năm…khói” => vẻ đẹp huyền ảo, kì vĩ của con sông

- Góc nhìn văn hóa: “có một cái gì rất lạ với tự nhiên và giống với con người nơi đây”, “tiếng chuông của chùa Thiên Mụ”, “tiếng mái chèo sóng đêm khuya”, “như kiếm dựng trời xanh” => hình ảnh dòng sông dưới cái nhìn của người nghệ sĩ 

- Góc nhìn lịch sử: “cô gái Di-gan man dại”, “người đẹp…Châu Hoá”, “sử thi…xanh biếc” => niềm tự hào lịch sử của dòng sông đầy kiêu hãnh

b, "Tôi thích nhất một huyền thoại…mãi mãi” => vốn tri thức phong phú, cái tôi uyên bác, tài hoa, lãng mạn, khẳng định tài quan sát tinh tường, vốn từ đa dạng

c, Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường mô tả vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn. Sông Hương được so sánh với một "bản trường ca của rừng già", mang trong mình sự khát khao và mạnh mẽ như một bản nhạc giàu cung bậc của thiên nhiên. Con sông cuộn xoáy tít và ồn ào giữa những bóng cây đại ngàn và những dãy núi thác tạo nên một vẻ đẹp hoang dã và hùng vĩ. Tuy nhiên, sau những cảnh tượng dụ dỗ, sông Hương trở nên dịu dàng hơn. Với màu đỏ của hoa đỗ rừng, sông Hương mang đến vẻ đẹp nguyên sơ, hoang dã. Nhà văn so sánh sông Hương với một "cô gái Di-gan tự do và man dại", tạo ra ấn tượng về vẻ đẹp tự do, phóng khoáng và hấp dẫn của con sông. Sông Hương ở thượng nguồn mang trong mình vẻ đẹp hùng dũng, hoang dã và trữ tình. 

 

CH 2: Chỉ ra yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình và tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó trong đoạn văn: " Từ đây, như đã tìm được đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên .... chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng". Tìm và phân tích một vài đoạn khác trong văn bản có đặc điểm tương tự.

Trả lời:

- Yếu tố tự sự: Hình ảnh con sông ở vị trí giáp mặt với thành phố Huế

- Yếu tố trữ tình: Vẻ đẹp dịu dàng đậm chất trữ tình của con sông

 

=> Tác dụng: Tô đậm vẻ đẹp của sông Hương sinh động để thấy sự gắn bó, am hiểu và tình yêu mãnh liệt, bền chặt mà tác giả dành cho Huế, cho dòng sông.

Trong đoạn 1:

- Yếu tố tự sự: Hình ảnh Sông Hương ở vùng thượng lưu

- Yếu tố trữ tình: Vẻ đẹp cảnh sắc đôi bên bờ sông

=> Đặc sắc hình ảnh sông Hương ở thượng lưu: vô cùng hùng vĩ được thể hiện thông qua sự liên tưởng độc đáo, lối so sánh ví von độc đáo, sáng tạo và bất ngờ.

 

CH 3: Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.

Trả lời:

- Các biện pháp tu từ: đối lập (tương phản), so sánh, nhân hóa.

- Tác dụng: nổi bật hình ảnh dòng sông đẹp thơ mộng như bức tranh với những nét vẽ hoàn hảo, qua đó thể hiện tình cảm của tác giả

 

CH 4: Nhận xét về cách thể hiện cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm.

Trả lời:

Tình yêu trước cái đẹp trong cuộc sống, đặc biệt là đối với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng.

 

CH 5: Theo bạn, vai trò của sông Hương trong tư cách "người mẹ phù xa của một vùng văn hóa xử sở" được nói đến trong đoạn đầu có được thể hiện trong phần còn lại của văn bản hay không? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Trả lời:

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường mô tả về vai trò của sông Hương trong tư cách "người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở". Sông Hương được nhắc lại trong đoạn sau: "Hình như trong khoảnh khắc khắc lại của sông nước...tứ đại cảnh" và "Có một dòng thi ca...tác giả "Từ ấy"". Sông Hương với vẻ đẹp hiền hòa, thơ mộng được liên kết với nền âm nhạc cổ điển của miền Huế. Sông Hương đóng vai trò là nguồn cảm hứng bất tận để phát triển âm nhạc Huế. Nó cũng đóng góp vào việc nuôi dưỡng và phát triển văn hóa nghệ thuật. Ngoài ra, sông Hương còn là nguồn cảm hứng cho những người nghệ sĩ. Sông Hương đã khơi nguồn cảm hứng cho việc sáng tác những tác phẩm văn học nghệ thuật như “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và “Tứ đại cảnh” - bản nhạc cổ Huế. Do vậy, sông Hương không chỉ đóng vai trò là nguồn cảm hứng cho âm nhạc và văn hóa Huế, mà còn được coi là "người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở".

CH 6: Việc tác giả có những phát hiện đặc biệt về sông Hương đã đem đến cho bạn bài học gì về cách quan sát, cảm nhận cuộc sống xung quanh.

Trả lời:

Điều đó đã giúp cho người đọc bị thu hút về dòng sông, muốn được tận mắt chứng kiến hình ảnh con sông ấy. Bằng việc quan sát, chúng ta sẽ nhìn nhận thế giới xung quanh nhiều chiều, đa phương diện khác nhau hơn. Từ đó sẽ thu được những đánh giá, giá trị thiết thực, tạo ra nhiều nguồn cảm hứng vô tận. 

 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 Chân trời bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Soạn ngắn ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Bình luận

Giải bài tập những môn khác