Soạn ngắn gọn văn 11 Chân trời sáng tạo bài 8: Thời gian

Soạn siêu ngắn bài 8: Thời gian ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

VĂN BẢN:  THỜI GIAN

 

Câu 1: Khi hình dung về thời gian, người ta thường nghĩ đến ngôn từ nào?

Tham khảo:

Ví dụ: giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm, thế kỷ, thời đại

 

Câu 1: Hãy tưởng tượng âm thanh tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn.

Tham khảo:

Tiếng sỏi rơi xuống lòng giếng cạn vang lên âm thanh vang dội, khô khốc

 

Câu 1: Dòng thơ đầu tiên cho thấy nhà thơ hình dung như thế nào về thời gian và về quan hệ giữa thời gian với con người?

Tham khảo:

Nhà thơ hình dung thời gian như dòng nước chảy mãi không dứt, con người cũng không thể giữ lấy nó.

Câu 2: Hình ảnh "chiếc lá khô" và "tiếng sỏi trong lòng giếng cạn" gợi cho bạn cảm nhận gì về thời gian?

Trả lời:

- Hình ảnh "chiếc lá khô" và “tiếng sỏi trong lòng giếng cạn” thể hiện sức mạnh khủng khiếp của dòng chảy thời gian đã làm suy tàn, khô héo, mất sự sống

 

Câu 3: Hãy chỉ ra:

  1. Điểm tương đồng giữa các hình ảnh "những câu thơ", "những bài hát" và "đôi mắt em" ở sáu dòng thơ cuối.
  2. Điểm khác biệt giữa các hình ảnh vừa nêu (ở sáu dòng thơ cuối) và hình ảnh "những chiếc lá" (ở sáu dòng thơ đầu).

Trả lời:

  1. Điểm tương đồng: niềm tin về sự trường tồn của những giá trị tinh thần của nghệ thuật và tình yêu
  2. Điểm khác biệt: sự đối lập giữa cái đẹp và sự tàn phai

 

Câu 4: Nhận xét về mối tương quan giữa các hình ảnh thơ theo cột ngang và cột dọc trong bảng sau:

Sáu dòng thơ đầuSáu dòng thơ cuối
Những chiếc lá khôNhững bài hát còn xanhNhững câu thơ còn xanh
Tiếng sỏi trong lòng giếng cạnHai giếng nước

Tham khảo:

* Nhận xét về mối tương quan giữa các hình ảnh thơ:

- Cả hai cột đều tập trung vào chủ đề của sự khô cằn và sự sống.

- Sự tương phản 6 câu đầu – 6 câu cuối: tàn phai >< xanh tốt, khô cạn >< căng tràn

Câu 5: Nhận xét về nhạc điệu (thể hiện qua vần, nhịp, phối thanh, cấu trúc lặp...) của bài thơ "Thời gian".

Tham khảo:

Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, nhịp điệu lạ thường, giọng điệu thân thuộc, giản dị, nhiều cảm xúc

 

Câu 6: Đọc lại bài thơ Độc "Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du) mà bạn đã học trong Bài 7. Những điều trông thấy. Nêu ít nhất một điểm tương đồng và một điểm khác biệt trong cảm nhận về thời gian của hai tác giả Nguyễn Du và Văn Cao.

Tham khảo:

- Điểm tương đồng: suy nghĩ phân vân về thời gian, bộc lộ sự tiếc nuối

- Điểm khác biệt: 

+ Văn Cao: niềm tin vào sự trường tồn của những giá trị nghệ thuật và tình yêu

+ Nguyễn Du: thể hiện sự xót xa về sự lãng quên của những giá trị nghệ thuật

 

Câu 7: Tìm nghe một bài hát của Văn Cao và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm xúc của bạn khi nghe bài hát đó.

Trả lời:

"Quốc Ca" của Văn Cao mang đến cảm giác trang nghiêm và tình cảm sâu sắc khi nghe. Lời cao trào của bài hát đã thức tỉnh tình cảm đối với đất nước yêu dấu trong lòng em. Em không kìm được nước mắt khi nghe những câu như “Đường vinh quang xây xác quân thù”, “Cờ in máu chiến thắng vang hồn nước”, bởi chúng kêu gọi mọi người dân Việt Nam cùng đoàn kết trong cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do và thống nhất đất nước. "Quốc Ca" thực sự là một tác phẩm vang danh của âm nhạc Việt Nam, truyền tải sức mạnh của tình yêu quê hương. Nghe bài hát này, em thấy tự hào về dân tộc và hi vọng vào một tương lai tươi sáng cho Việt Nam.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 Chân trời bài Thời gian, Soạn ngắn ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo bài Thời gian

Bình luận

Giải bài tập những môn khác