Soạn ngắn gọn văn 11 Chân trời sáng tạo bài 7: Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh

Soạn siêu ngắn bài 7: Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

VĂN BẢN: THÚY KIỀU HẦU RƯỢU HOẠN THƯ - THÚC SINH

Câu 1: Liệt kê các sự kiện được kể trong văn bản.

Tham khảo:

- Các sự kiện được kể trong văn bản:

+ Thuý Kiều mắc bẫy phải hầu rượu cho Hoạn Thư và Thúc Sinh

+ Thuý Kiều hầu đàn Hoạn Thư – Thúc Sinh 

+ Sự hả dạ của Hoạn Thư và nỗi ê chề, tủi nhục của Thuý Kiều

 

Câu 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích (chú ý lời người kể chuyện và các đoạn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều.

Tham khảo:

Độc thoại nội tâm: bộc lộ sự bất ngờ, hoang mang khi nhận ra mình bị mắc bẫy “thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai”

Qua lời kể chuyện, Thuý Kiều hiện lên với tâm trạng đau khổ, ê chề, nhục nhã được diễn chứng thông qua: “bốn dây như…khóc thầm”, “nàng đà tán…vặn đàn”

 

Câu 3: Kẻ bảng dưới đây vào vở, chỉ ra một số chi tiết có tác dụng làm nổi bật sự khác biệt giữa hành động, vẻ bề ngoài với tâm trạng, cảm xúc bên trong của hai nhân vật Hoạn Thư và Thúc Sinh trước các tình huống khác nhau:

Tình huốngNhân vậtHành động/ vẻ bề ngoàiNội tâm
Thúy Kiều mời rượuHoạn Thư  
 Thúc Sinh  
Thúy Kiều hầu đànHoạn Thư  
 Thúc Sinh  

Tham khảo:

Tình huốngNhân vậtHành động/ vẻ bề ngoàiNội tâm
Thúy Kiều mời rượuHoạn ThưĐon đả, vui vẻ ra đón Thúc SinhTính toán, mưu toan mọi chuyện
 Thúc SinhNgỡ ngàng, nhất cử nhất động theo sự sai khiến của Hoạn ThưĐau lòng, “nát ruột tâm hồn”
Thúy Kiều hầu đànHoạn ThưTỏ vẻ ân cần, quan tâm Thúc Sinh, quát mắng Thuý KiềuHả hê khi chứng kiến Thuý Kiều đau khổ
 Thúc SinhGượng cười cho qua chuyệnCay đắng, nhói lòng, “gan héo ruột đầy”

 

 

Câu 4: Cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều qua hai dòng thơ độc thoại nội tâm Lỡ làng chút phận thuyền quyên/ Bể sâu sóng cả có tuyền được vay? và cảnh ngộ, tâm trạng của chủ thể trữ tình trong các câu ca dao dưới đây có điểm gì gần gũi với nhau? Theo bạn, vì sao có sự gần gũi như vậy?

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

- Lênh đênh một chiếc thuyền tình

Mười hai bến nước biết gửi mình về đâu?

Tham khảo:

- Điểm giống: đều đại diện cho người phụ nữ thời kì phong kiến với số phận bị vùi dập, dẫm đạp, hành hạ bởi những hủ tục => thể hiện sự đồng cảm, thương xót

- Cảnh ngộ và tâm trạng Thuý Kiều: lo lắng, hoang mang trước tương lai mờ mịt

- Cảnh ngộ, tâm trạng của chủ thể trữ tình nữ trong 2 bài: thể hiện sự lo lắng, bất an, lo ngại về tương lai

- Theo em, sự tương đồng đến từ hoàn cảnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, họ đều đang tìm kiếm lối thoát, hướng đi cho chính mình

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 Chân trời bài 7: Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh, Soạn ngắn ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo bài 7: Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác