Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 7: Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 7: Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN

1. Xuất xứ của văn bản

Trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du, đoạn văn mô tả sự kiện Hoạn Thư bắt Thúy Kiều hầu rượu vợ chồng mình.

2. Nhân vật Hoạn Thư

  • Hoạn tiểu thư là người phụ nữ xinh đẹp, thông minh nhưng được biết đến nhiều nhất là người có tính ghen tuông. Hoạn Thư thường được người Việt dùng để chỉ những người phụ nữ hay ghen tuông.
  • Nhân vật tiêu biểu cho sự tàn bạo độc ác, một con người có tính ghen tuông cay nghiệt… Đã bao thế kỷ nay, Hoạn Thư đã trở thành biểu tượng của sự ghen tuông tàn nhẫn, độc ác, nham hiểm của đàn bà.

II. CÁC SỰ KIỆN, CHI TIẾT TRONG VĂN BẢN

1. Các sự kiện được kể trong văn bản.

  • Thuý Kiều choáng váng, kinh sợ khi biết mình và Thúc Sinh bị mắc mưu, sa bẫy Hoạn Thư, đành phải nhẫn nhục hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.
  • Thúc Sinh cũng kinh ngạc, choáng váng, đau xót khi biết mình và Kiểu mắc mưu, sa bẫy Hoạn Thư, đành phải giả vờ như không quen biết Thuý Kiều.
  • Thuý Kiều mời rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh; Hoạn Thư áp chế Thúc Sinh, ý vào địa vị chủ nhân để hăm dọa, nhiếc móc Thuý Kiều.
  • Thuý Kiều hầu đàn Hoạn Thư – Thúc Sinh, lại bị Hoạn Thư dùng tư cách chủ nhân, lời lẽ, hành vi hạ nhục Thuý Kiều và đe nạt Thúc Sinh.
  • Sự hả dạ của Hoạn Thư và nỗi ê chề, khiếp nhược của Thúc Sinh.

2. Một số chi tiết có tác dụng làm nổi bật sự khác biệt giữa hành động, bề ngoài với tâm trạng, cảm xúc bên trong của hai nhân vật Hoạn Thư và Thúc Sinh trước các tình huống khác nhau.

Tình huống

Nhân vật

Hành động/vẻ bề ngoài

Tâm trạng, cảm xúc bên trong

Thúy Kiều

mời rượu

Hoạn Thư

Buộc Kiều hầu đàn, “xem mặt hỏi tra” Thúc Sinh, “thơn thớt nói cười” khen ngợi vờ vịt, mỉa mai về lòng hiếu của Thúc Sinh.

“Nham hiểm giết người không dao”; mưu toan “làm ra con ở chúa nhà đôi nơi”.

Thúc Sinh

“Chén tạc chén thù”, ngoảnh đi, chợt nói, chợt cười, cạn chén rượu mà Thúy Kiều mời như một con rối; nhất cử nhất động theo sự sai khiến của Hoạn Thư.

“Phách lạc hồn xiêu”, khi biết cả Kiều và bản thân “đã mắc vào tay” Hoạn Thư; tan nát lòng “nát ruột tan hồn”.

Thúy Kiều

hầu đàn

Hoạn Thư

“Cười nói tỉnh say, chưa xong cuộc rượu lại bày trò chơi”; ngợi khen, quát mắng Thúy Kiều.

“Dường đà cam tâm”; “khấp khởi mừng thầm”.

Thúc Sinh

“Vội vàng gượng nói, gượng cười”.

Càng “thắm thiết bồi hồi”, “gan héo ruột đầy”, “nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng”.

=> Tổng kết:

  • Hoạn Thư: Bề ngoài thơn thớt nói cười/ Mà trong nham hiểm giết người không dao.
  • Thúc Sinh: Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.

III. DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG, CẢNH NGỘ CỦA NHÂN VẬT THÚY KIỀU

1. Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích

  • Tâm trạng Thuý Kiều trước, trong, và sau cuộc hầu rượu và hầu đàn.
  • Sự tương đồng giữa tâm trạng của Thuý Kiều và hình ảnh biểu tượng của con thuyền phiêu bạt giữa sóng cả.

2. Cảnh ngộ nhân vật Thúy Kiều

Sự tương đồng giữa cảnh ngộ của Thuý Kiều và hình ảnh của con thuyền, chiếc thuyền tình lênh đênh giữa sóng cả.

IV. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Truyện mô tả sự kiện Hoạn Thư bắt Thúy Kiều hầu rượu, vợ chồng Hoạn Thư ghen tuông và hành động độc ác.

2. Nghệ thuật

  • Sử dụng ngôn ngữ phong phú, mô tả chi tiết để khắc họa tâm trạng và cảnh ngộ của nhân vật.
  • Tận dụng hình ảnh biểu tượng để tạo sự tương phản và làm nổi bật tính cách của nhân vật.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 11 CTST bài 7 Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh, kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời bài 7: Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh, Ôn tập văn 11 chân trời bài Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác